Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đăng tuyển Chuyên gia địa phương
25 | 09 | 2015
Đăng tuyển Chuyên gia địa phương

HOẠT ĐỘNG: “SÁNG KIẾN CÁC CẢNH QUAN BỀN VỮNG VIỆT NAM”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chức danh công việc: Chuyên gia tại địa phương

 

1.      Đặt vấn đề:

 Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) thành lập với mục tiêu lồng ghép các chương trình khác nhau nhằm cải thiện, nâng cao tính bền vững trong các chuỗi giá trị ngành hàng, qua đó góp phần thực hiện thực hiện một số mục tiêu trong Mục tiêu thiên niên kỉ như: Mục tiêu 1 (Xóa đói giảm nghèo), Mục tiêu 7 (Đảm bảo bền vững môi trường) và Mục tiêu 8 (Phát triển hợp tác toàn cầu).  Sáng kiến Cảnh quan Bền vững (ISLA) do Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) khởi xướng nhằm mục đích tập hợp các liên minh hợp tác công – tư để cùng thiết kế và đầu tư vào việc quản lý bền vững tài nguyên đất và nước ở những khu vực cảnh quan nhất định. ISLA hiện hoạt động tại 6 cảnh quan dễ bị tổn thương trên toàn thế giới: khu vực Tây Nam rừng Mau, Kenya; miền Trung Thung lũng Rift, Ethiopia; khu vực Vườn quốc gia Tai, Bờ biển Ngà; Kalimantan, Indonesia; Mato Grosso, Brazil và Tây Nguyên, Việt Nam. Chương trình kéo dài từ năm 2015-2018 do Bộ Ngoại giao tài trợ trên cơ sở huy động được sự tham gia đồng đầu tư của khu vực nhà nước và tư nhân.

Tại Việt Nam, Chương trình đã lựa chọn khu vực Tây Nguyên để triển khai với tên gọi “Chương trình phát triển Tây Nguyên bền vững”. Tây Nguyên là vùng có vị trí kinh tế, xã hội, chính trị và quốc phòng quan trọng của cả nước. Đây là vùng trọng điểm về nông nghiệp với một số nông, lâm sản chiến lược như cà phê, hạt tiêu, cao su, hạt điều, chè và ca cao; có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước và tập trung nhiều dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng và đang phải đối mặt với nhiều thách thức để phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp thâm canh cao đã làm suy thoái nhanh chóng hệ sinh thái ở Tây Nguyên. Những thách thức chính bao gồm: giảm nguồn cung cấp nước, nạn chặt phá rừng và suy thoái đất. Các giải pháp bền vững chỉ có thể đạt được thông qua đổi mới chính sách, đồng thời tạo động lực phát triển bền vững giữa các ngành hàng với sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân.

Mục tiêu chung của ISLA là xây dựng các mô hình quản lý tài chính hiệu quả phát triển cảnh quan Tây Nguyên bền vững tại Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ việc thiết kế và triển khai Chương trình ISLA tại Việt Nam, IDH đã phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) là đơn vị điều phối quốc gia của Chương trình. Để thực hiện hoạt động này, Chương trình cần huy động một chuyên gia tại địa phương nhằm tư vấn, hỗ trợ thực hiện hoạt động tại các địa bàn chương trình triển khai. Nhiệm vụ chi tiết của chuyên gia địa phương được mô tả dưới đây.

2.      Nhiệm vụ:

Chuyên gia tại địa phương:

-   Thay mặt IPSARD tham gia và hỗ trợ hoạt động của Tổ thư ký Ban chỉ đạo Cảnh quan bền vững ở Lâm Đồng để thúc đẩy, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động theo kế hoạch của Ban chỉ đạo.

-   Thay mặt IPSARD tham gia và hỗ trợ hoạt động các nhóm thư ký của các Nhóm công tác của Chương trình để thúc đẩy, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động theo kế hoạch được duyệt.

-   Kết nối với các Sở ban ngành và doanh nghiệp tại địa phương để tìm hiểu, thu thập thông tin và huy động sự tham gia để cùng IDH và IPSARD thiết kế và triển khai các giải pháp can thiệp tại Lâm Đồng.

-   Hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho các hoạt động thực địa, tổ chức sự kiện tại địa phương

-   Truyền thông giới thiệu, phố biến rộng rãi thông tin về Chương trình tại tỉnh

-   Hỗ trợ các hoạt động tại các tỉnh Tây Nguyên khác khi có cơ hội

-   Hỗ trợ thông tin và kết nối các hoạt động của Chương trình với các chương trình khác, dự án khác nhằm tìm kiếm khả năng phối hợp thực hiện

-   Tìm kiếm, đề xuất chuyên gia cho các nhóm công tác hoặc các đề xuất cụ thể trong khuôn khổ Chương trình

-   Tham gia các cuộc họp thường xuyên với IPSARD và IDH ( khi được triệu tập) để báo cáo tiến độ và cùng thảo luận các giải pháp nâng cao hiệu quả Chương trình

-   Hỗ trợ IPSARD lập kế hoạch và viết báo cáo các hoạt động tại địa phương theo mẫu do nhà tài trợ yêu cầu.

-   Tham gia các sự kiện cấp địa phương trong khuôn khổ Chương trình

-   Các hoạt động kết nối, vận động khác theo yêu cầu của IPSARD

 

3.      Yêu cầu chuyên gia

-   Có trình độ cử nhân kinh tế, kinh tế phát triển, nông-lâm nghiệp, môi trường, thủy lợi... trở lên

-   Am hiểu về nông- lâm nghiệp bền vững, thông thạo địa bàn tỉnh và khu vực Tây Nguyên, ưu tiên các ứng cử viên có hiểu biết về vấn đề đất, nước, rừng tại Tây Nguyên

-   Có mạng lưới quan hệ tốt với các Sở ban ngành Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên trong lĩnh vực liên quan

-   Thành thạo tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết,…)

-   Có khả năng thuyết phục, kêu gọi sự tham gia

-   Có khả năng khai thác, phân tích, tổng hợp và biên tập thông tin.

-   Có khả năng đề xuất ý tưởng và đánh giá vấn đề.

-   Có khả năng làm việc độc lập.

-   Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nông nghiệp/môi trường ở Tây Nguyên

4.      Thời gian thực hiện:

Thời gian thực hiện nhiệm vụ này  bắt đầu từ 1/10/2015 đến 31/12/2015 và được tính là 20 ngày  phí chuyên gia. Tuy nhiên, thời gian thực hiện có thể được điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động. Trong trường hợp đó, hai bên sẽ tiến hành kí biên bản điều chỉnh thời gian thực hiện dưới sự đồng ý của IDH.

5.      Sản phẩm giao nộp cuối cùng:

-   01 báo cáo hoạt động chuyên gia (đính kèm các tài liệu thu thập, các biên bản cuộc họp tham gia, các sản phẩm trung gian khác)

6.      Kinh phí thực hiện: Theo thỏa thuận

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Cô Vũ Thị Mai

Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn

Điện thoại: 04 39725153

Email: mai.vt.mai@gmail.com

Tầng 4, 16 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội

 


Báo cáo phân tích thị trường