Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đường – hàng hóa bị phớt lờ tính bền vững và lựa chọn khó khăn của các nhà sản xuất đồ ngọt
14 | 09 | 2016
Tính bền vững của ngành đường và các vấn đề về sức khỏe là hai vấn đề cần được thảo luận song song trong ngành, nhưng vấn đề thứ nhất luôn bị phớt lờ. Ngành sản xuất đồ ngọt là ngành thâm dụng đường và hiện phải quyết định liệu sẽ hỗ trợ những người trồng mía tại các nước đang phát triển để đạt được cả hai mục tiêu trên hay không, theo Bonsucro.

Tổ chức phi lợi nhuận Bonsucro cho rằng những nhà sản xuất đồ ngọt đang đứng trước một quyết định quan trọng: Liệu nên lấy nguồn đường củ cải tại các nước phát triển hay hỗ trợ những người sản xuất mía quy mô nhỏ tại các nền kinh tế mới nổi. Theo giám đốc điều hành Simon Usher của Bonsucro, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống có thể đổi đường mía sang đường củ cải để đáp ứng nhu cầu đường trắng làm nguyên liệu sản xuất, nhằm có lợi về giá mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Sự chuyển đổi này có thể trở nên dễ dàng hơn tại châu Âu với việc EU từ bỏ hạn ngạch sản xuất đường từ của cải vào năm tới nhưng ông Usher cảnh báo về các chiến lược ăn xổi ở thì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ông cho rằng nhu cầu của ngành đồ uống – thực phẩm quá lớn để chỉ có thể sử dụng nguồn đường từ châu Âu, nên họ vẫn sẽ cần nhập đường từ ngoài khối EU và Mỹ, đồng thời lên tiếng về tính bền vững của ngành mía đường.

Các nhà máy đường tại các nước đang phát triển

Bonsucro đã lập nên một diễn đàn mía đường toàn cầu với các thành viên như Ferrero, Mars, Nestle và Mondelez, nhằm giúp các công ty tìm được nguồn đường được sản xuất bền vững từ các nước đang phát triển. Nhưng Bonsucro cho rằng ngành đồ ngọt vẫn đang chỉ mới bắt đầu tham gia vào hoạt động phát triển bền vững ngành mía đường, với nhiefu công ty đang đi xa hơn trong ngành hàng cacao.

Ông Usher ước tính khoảng 80% lượng đường sử dụng trong ngành đồ ngọt là mía đường, nhưng nhấn mạnh thêm rằng các nhà sản xuất châu Âu cũng sử dụng một lượng đường của cải lớn được sản xuất nội khối. Ông cho biết 70% đường mía được tiêu dùng tại chính nước sản xuất. “Thách thức của ngành mía đường đối với các công ty toàn cầu liên quan ít hơn tới những gì đang diễn ra trong các nhà máy của họ tại châu Âu, là liên quan nhiều hơn tới những gì đang diễn ra ở nơi khác trên thế giới.

Thách thức môi trường – xã hội của sản xuất đường

Những hạn chế về kinh tế

Mía đường là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều nông dân sản xuất nhỏ tại các nước đang pahts triển, theo Bonsucro. “Quá nhiều người trồng mía chịu thiệt hại bởi năng suất thấp và chi phí đầu vào cao, mang lại cho họ thu nhập không tương xứng và bất khả thoát vòng luẩn quẩn của nghèo đói”, theo nhà tư vấn chuỗi cung ứng Solidaridad cho biết.

Các vấn đề xã hội

Lao động trẻ em và lao động bị cưỡng bức không hiếm gặp trong sản xuất mía tại các vùng nông thôn xa xôi do nhưng nhà sản xuất có thể ở trong tình trạng đói nghèo cùng cực. Ngành nông nghiệp sử dụng khoảng 98 triệu lao động trẻ em, theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết, trong các ngành như mía đường, cacao, chè và cà phê. Nhưng số lượng lao động trẻ em phân bố không đều trong các ngành hàng nông sản. Cũng như ngành cacao, nhiều thế hệ nông dân trồng mía đời sau đang thoát ly ra khỏi nông trại và di cư vào các thành phố, chỉ còn những người lớn tuổi làm nông. Solidaridad ước tính điều kiện lao động nguy hiểm của những người thu hoạch mía tại Trung Mỹ là nguyên nhân gây ra 20.000 cái chết.sugar-6

Các lo ngại về môi trường

Mía là loại cây sử dụng nhiều nước và các hệ thống thủy lợi cho sản xuất mía hiện được phân bổ yếu kém, không hiệu quả, theo Solidaridad. Đây là vấn đề lớn đối với các khu vực chịu ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước, và mía đường có thể gây hại cho môi trường nhiều hơn thông qua sử dụng thuốc BVTV và sử dụng đất không hợp lý.

Có khoảng 15 triệu lao động thu hoạch mía và 60 triệu người trồng mía quy mô nhỏ toàn cầu, theo Solidaridad. Brazil là nước sản xuất mía đường lớn nhất thế giới nhưng cây mía cũng được trồng tại nhiều nước đang phát triển khác như Swaziland, Thái Lan, Ấn Độ, Phillippines và Guatemala.

Hàng hóa nông sản lớn nhất nhưng chẳng ai quan tâm đến

Ông Usher cho biết tính bền vững của ngành đường không nhận được nhiều sự quan tâm của ngành sản xuất đồ ngọt và sự tham gia của các NGO cũng không mạnh mẽ như đối với các ngành hàng nông sản khác. Thay vào đó, các tranh cãi xoay xung quanh tác động tới sức khỏe của đường.

“Tôi không cho rằng ngành đồ ngọt quan tâm đến vấn đề bền vững của ngành đường. Đây là hàng hóa nông sản lớn nhất mà không ai quan tâm. Nó bị phớt lờ và chúng tôi đang cố thúc đẩy sự quan tâm theo hướng đúng đắn hơn.”

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng một số nhà sản xuất như Ferrero đang bắt đầu bắt tay vào thay đổi tình hình và hy vọng những nhà sản xuất khác sẽ noi gương. Ferrero đã bắt đầu cam kết nhập tất cả lượng đường cần thiết từ các nguồn bền vững đến năm 2020. Năm 2014, Ferrero nhập 25% đường và 75% đường củ cải. Công ty đã nhập đường được chứng nhận Bonsucro từ Brazil và Úc cho các nhà máy tại EU và Canada, và được trao tặng Bonsucro Leadership Award vào năm 2014.

Hạn ngạch đường EU: Vấn đề gây tranh cãi

Hạn ngạch sản xuất củ cải đường của EU sẽ được bãi bỏ vào năm 2017. Giám đốc điều hành Bonsucro Simon Usher cho rằng đây là động thái gây nhiễu, khi mà nhiều nhà sản xuất đường tại Brazil và Tây Phi hưởng lợi từ hạn ngạch này. Nông dân trồng mía đường quy mô nhỏ tại các nước đang phát triển sẽ phải vật lộn để cạnh tranh với các nhà sản xuất đường tại châu Âu, vốn rất dễ tăng quy mô. Chính phủ Anh ước tính sản xuất đường củ cải của EU đến năm 2020 sẽ tăng 6%. Theo Hiệp hội những nhà sử dụng đường châu Âu (CIUS), mà các thành viên gồm Mars, Mondelez, Ferrero và Nestle, cho rằng những nước bị thiệt hại nhiều nhất là những nước dễ bị tổn thương nhất. Tổ chức này đang vận động hành lang cho quan điểm hệ thống này gây hại cho khả năng cạnh tranh của SMEs. Fairtrade International cho rằng các quy định thương mại của EU có thể đẩy 200.000 người vào cảnh nghèo.

Đường trong kẹo: Những lo ngại về truy xuất nguồn gốc

Những nhà sản xuất bánh kẹo và snack ngọt là những người sử dụng mía đường nhiều nhất tại một số thị trường như Ấn Độ, trong khi những thương hiệu lớn như Mars, Mondelez à Nestle đều là người mua lớn trên thị trường.

Ông Usher cho rằng phần lớn những tổ chức này không biết nguồn gốc đường sử dụng trong các sản phẩm của công ty. Thiếu truy xuất nguồn gốc và đường là mặt hàng được NGOs theo dõi ít nhất trong tất cả hàng hóa nông sản. Ngành sản xuất đồ ngọt đang thúc đẩy tính bền vững trong ngành cacao, nhưng đặc trưng của ngành là có rất ít lựa chọn thay thế nguyên liệu cacao trong sản xuất chocolate ngoài một số nguồn cacao từ các nước đang phát triển.

“Một trong những thách thức lớn nhất trong ngành mía đường là sự dễ thay thế. Đối với phần lớn tác nhân trong ngành, mặt hàng được giao dịch giá thấp này cũng là mặt hàng bị mọi người phớt lờ nhiều nhất về khía cạnh đường đến từ nguồn nào.”

Ông cho biết thêm, trong khi Bonsucro tập trung vào mía đường, một lượng lớn củ cải cũng được trồng tại Trung Quốc, Đông Âu, Chile và Bắc Phi, cũng đối diện với những thách thức bền vững.

Ngành mía đường có thể làm gì?

Ông Usher cho rằng chứng chỉ Fairtrade sẽ cho phép những công ty quy mô nhỏ hơn đóng góp một phần vào sự phát triển bền vững của ngành mía đường, nhưng cũng kêu gọi các công ty lớn hơn tham gia nhiều hơn.

Một trong những chứng chỉ lớn trên thế giới, Fairtrade International, đảm bảo cho nông dân giá bán cao hơn giá thị trường 60 USD/tấn đối với đường bán ra theo các điều khoản thương mại công bằng. Bonsucro cũng có chứng chỉ riêng cho các nhà máy đường bền vững và giúp các thành viên đạt được chứng chỉ này. Nhưng Bonsucro cũng đang thúc đẩy những nhà sản xuất đồ ngọt lớn hơn tham gia với các nhà cung cấp để có thể truy xuất hoàn toàn nguồn gốc và hỗ trợ người trồng mía tại những khu vực cần sự hỗ trợ nhất. Đây không phải nhiệm vụ rõ ràng bởi nhiều công tu có quá nhiều nhà cung cấp.

Theo ông Usher, cách tiếp cận Ferrero và Unilever đưa ra một hình mẫu cho ngành sản xuất đồ ngọt. Unilever có kế hoạch đến năm 2020 sẽ sử dụng 100% cacao và đường từ các nguồn bền vững. Các nhà cung ứng đường chính của hãng này là CristalCo và Tereos nhập nguồn đường từ Pháp, Brazil và Ấn Độ. Đường chiếm 6% tổng hàng hóa nông sản nguyên liệu mà Unilever sử dụng. Hãng này đang hợp tác với Bonsucro tại châu Mỹ và châu Á để cải thiện chuỗi cung ứng đường. Unilever đặt mục tiêu nhập tất cả đường từ các nguồn cung được chứng nhận bởi Bonsuro tại Brazil. Công ty cũng đang hợp tác với CSC Sugar để hỗ trợ nhà cung ứng này di chuyển nhà máy sản xuất đường lỏng từ Missouri tới Covington, Tenesse, không cách xa nhà máy kem của Unilever nhằm giảm 1,5 triệu pounds khí thải carbon do vận chuyển hàng hóa giữa hai nhà máy.

Theo Confectionery News



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường