Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mùa màng bội thu kéo giá gạo xuống mức thấp kỷ lục trong thập kỷ qua
21 | 11 | 2016
Hàng năm trời chịu hạn hán do ảnh hưởng của El Nino tới khu vực Đông Nam Á, trung tâm sản xuất – giao dịch gạo lớn nhất thế giới, lại tiếp tục đối mặt với mối đe dọa từ mưa, khiến thu hoạch tăng tốc mạnh tại các khu vực sản xuất chính của khu vực và đẩy giá giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm.

Sự trùng hợp thời điểm của những vụ mùa bội thu, dự trữ lớn do chính sách của các chính phủ và đầu cơ trên các thị trường hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu giảm và các chương trình thúc đẩy sản xuất gạo tại các nước nhập khẩu lớn nhất châu Á đã dẫn tới nông dân trên diện rộng bị tác động tiêu cực và hàng loạt biện pháp can thiệp của các nhà chức trách khu vực.

Châu Á sản xuất khoảng 90% sản lượng gạo toàn cầu, lương thực chính cho khoảng một nửa dân số thế giới, theo USDA. Năm 2016, sản lượng gạo toàn cầu dự đoán tăng 1,4% so với năm 2015.

Gạo từ Thái Lan, nước xuất khẩu gạo ớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ, là loại gạo được giá và đắt hơn gạo cùng chủng loại từ các nước khác. Ở phân khúc gạo jasmine chất lượng cao, còn được biết đến với tên Hom Mali, chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu gạo của Thái Lan. Giá gạo Hom Mali đã rơi từ mức 1.200 USD/tấn năm 2012/13 xuống còn trung bình 1.008 USD/tấn năm 2015 và 725 USD/tấn tính đến cuối tháng 10/2016, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan.

Gạo jasmine đóng vai trò dẫn dắt giá gạo trên thị trường với giá các loại gạo khác tăng và giảm theo nhịp điệu của giá gạo jasmine.

Giá gạo trắng tham chiếu Thái 5% tấm giảm xuống còn 345 – 348 USD/tấn tính đến ngày 9/11 từ mức 345 – 350 USD/tấn, bất chấp tuyên bố về chương trình trợ cấp mới của chính phủ. Trị giá ít nhất 1 tỷ USD, chương trình trợ cấp ban đầu của Thái Lan bao gồm một loạt các trợ cấp, bao gồm thanh toán tiền mặt cho nông dân thế chấp gạo, cũng như các khoản vay phi lãi suất.

Biến động giá gạo Thái Lan gây ra hiệu ứng dây chuyền tiêu cực cho các nhà xuất khẩu khác chào bán gạo chất lượng thấp hơn, đặc biệt là Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, trong thời điểm chính phủ mở rộng phát triển ngành gạo trong những năm gần đây đối với xuất khẩu các loại gạo chất lượng thấp đến trung bình. Tuy nhiên, trong thời điểm này, giá gạo Thái Lan giảm thấp gây áp lực cạnh tranh mạnh với Việt Nam.

Giá gạo thơm Việt Nam hiện chào bán ở mức 570 – 650 USD/tấn. Trong 10 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường chính của Việt Nam là Trung Quốc, Ghana và Philippines.

Giá gạo trắng Việt 5% tấm chào bán ở mức 350 USD/tấn, và hiện lợi thế cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam so với Thái Lan đã bị thổi bay. Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan trồng và xuất khẩu chủ yếu gạo basmati, chủng loại gạo với một thị trường tách biệt.

Sản xuất lúa toàn cầu năm 2016 dự đoán đạt mức cao kỷ lục 749,7 triệu tấn, tương đương khoảng 497,9 triệu tấn gạo thành phẩm, theo dự báo của UN FAO trong báo cáo thị trường gạo tháng 10 của tổ chức này.

“Năm 2016 đánh dấu sản xuất gạo toàn cầu tăng trở lại lần đầu tiên kể từ năm 2013 và tăng 10,1 triệu tấn so với năm 2015, năm sản xuất gạo toàn cầu chịu hạn hán nghiêm trọng”, báo cáo cho biết thêm tình hình thời tiết tại châu Á hiện thuận lợi và cho phép hoạt động sản xuất diễn ra tốt hơn so với hai vụ trước.

Ấn Độ chiếm phần lớn lượng tăng trong sản xuất gạo toàn cầu trong báo cáo trên, đồng thời, sản xuất tại Thái Lan, Campuchia, Colombia, Iran, Nigeria và Brazil cũng tăng. Ngược lại, FAO có dự báo tương đối ảm đạm với triển vọng sản xuất gạo giảm tại Trung Quốc lục đia – nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, Mỹ và Việt Nam.

Những chính sách của chính phủ các nước khắp khu vực dẫn tới dự trữ gạo tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là Thái Lan. Dự trữ gạo tích lũy từ chương trình trợ cấp đắt đỏ từ 2011 – 2014 đã góp phần làm chính phủ tiền nhiệm của Thái Lan bị lật đổ. Hiệu ứng của giai đoạn tích lũy này là xuất khẩu của Thái Lan dự báo giảm năm thứ 2 liên tiếp do nhu cầu giảm gây áp lực lên giá.

“FAO hạ dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2016 thêm 800.000 tấn so với dự báo hồi tháng 7, xuống mức 43,1 triệu tấn, giảm 3% so với thương mại gạo toàn cầu năm 2015.

Do nguồn cung lúa gạo vụ mới dồi dào, các kho dự trữ hiện tại có thể được bán tháo trên thị trường. Một số kho dự trữ đã được đầu cơ bởi các nhà xay xát gạo, người mua lớn nhất của nông dân và có các động thái đầu cơ về giá, theo các nhà phân tích ngành gạo Thái Lan cho biết.

Nhưng trong thời điềm này, những nhà đầu cơ tích trữ đã nhận thấy rằng có rất ít dấu hiệu cho thấy khả năng giá phục hồi trong ngắn hạn nên các nhà xay xát đang cắt lỗ bằng cách bán ra. Dự trữ của các nhà nhập khẩu cũng gây áp lực lên nhu cầu xuất khẩu và tiếp tục gia tăng áp lực giảm giá gạo trên thị trường thế giới.

Trong một cập nhật khác về tình hình ngũ cốc toàn cầu công bố hôm 8/11, FAO cho biết dự trữ gạo giảm tại Ấn Độ và Thái Lan nhưng sẽ được bù đắp bởi dự trữ tăng tại các khu vực khác, đặc biệt là tại Trung Quốc, khiến dự báo dự trữ gạo đến cuối niên vụ hiện tại vào tháng 2/2017 chỉ giảm nhẹ.

Các chu kỳ thời tiết vẫn giữ vai trò quan trọng, triển vọng dài hạn của giá gạo u ám còn bởi các chính phủ châu Á chậm chạp trong cải cách nông nghiệp và các thị trường xuất khẩu chính dần hẹp cửa. FAO dự đoán thương mại gạo toàn cầu năm 2017 sẽ chỉ tăng nhẹ 0,7%.

Tại Philippines, chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố mục tiêu tự cung tự cấp gạo đặt ra từ năm 2010 sẽ đạt được trong 2 năm tới. Năm 2010, Philippines sản xuất đáp ứng được 81% nhu cầu gạo nội địa, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp, nhưng hiện đã tăng lên mức 97%.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng vừa có tuyên bố mới về thực trạng thực phẩm – chủ yếu là vấn đề tự cung tự cấp gạo – kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2014. “Chúng tôi đang cải thiện tất cả các chính sách làm chậm lại tiến độ đạt mục tiêu tự cung tự cấp trong sản xuất thực phẩm”.

Các nước nhập khẩu lớn khác như Nigeria năm 2015 nhập khẩu khoảng 4,8% tổng xuất khẩu gạo toàn cầu, cũng đang có kế hoạch rất tham vọng là sẽ chấm dứt nhập khẩu vào năm 2017 nhờ tự cung tự cấp được gạo cho thị trường nội địa.

Theo Nikkei



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường