Dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, nhưng vẫn cao tốc độ tăng trưởng dân số, nên “GDP trên đầu người sẽ tăng, dù với tốc độ chậm hơn”, ông Phelan chỉ ra. “Tăng thu nhập dẫn tới ngày càng nhiều người Trung Quốc sẽ chuyển dịch từ thực đơn nhiều ngũ cốc sang thực đơn nhiều thịt hơn”.
Nhu cầu của Trung Quốc đối với các sản phẩm thịt sẽ tiesp tục tăng nên nhu cầu TACN để sản xuất chăn nuôi cũng tăng. Nhu cầu TACN gia tăng cần thiết để sản xuất thịt bò, lợn, cừu và gà tại Trung Quốc sẽ tăng lên để Trung Quốc đại lục thu hẹp chênh lệch tiêu dùng với Đài Loan sẽ là 128 triệu tấn, cao hơn sản lượng lúa mỳ của Trung Quốc trong năm 2014. “Để thu hẹp 50% chênh lệch tiêu dùng đến năm 2025, Trung Quốc sẽ cần 64 triệu tấn TACN, cao hơn sản lượng lúa mỳ của Mỹ năm 2013”, ông Phelan tính toán.
Bất chấp quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc co shanj và nước này đang ngày càng phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nôi địa. Hiện đậu tương chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của Trung Quốc. “Nếu Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, tăng sản xuất đậu tương lên mức kỳ vọng thì sẽ tác động tiêu cực tới nông dân tại các nước sản xuất lớn như Brazil, Mỹ và Argentina”. 3 nước này đã đẩy sản lượng đậu tương tăng gần gấp đôi trong 15 năm qua. Tuy nhiên, ông Phelan tin rằng sẽ không xuất hiện áp lực giảm giá lên mặt hàng đậu tương.
“Xét đến nhu cầu lớn tại Trung Quốc với đậu tương và suy giảm nguồn cung nội địa, ngay cả khi các mục tiêu sản xuất đạt được, áp lực giảm giá đậu tương trên thị trường thế giới sẽ không lớn”.
Theo Agrimoney