Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phát thải khí methane toàn cầu từ nông nghiệp cao hơn số liệu báo cáo
03 | 10 | 2017
Phát thải methan toàn cầu từ nông nghiệp được ước tính cao hơn so với dữ liệu đã cũ về phát thải carbon từ chăn nuôi, theo một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Nghiên cứu công bố trên tạp san mở Carbon Balance and Management, cho thấy theo một dự án được tài trợ bởi NASA theo sáng kiến Hệ thống Theo dõi Carbon, các nhà nghiên cứu từ Viện Hợp tác Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (JGCRI) cho thấy phát thải methane từ chăn nuôi trên toàn cầu năm 2011 cao hơn 11% so với các ước tính dựa vào các hướng dẫn tính toán do Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCCC) đưa ra năm 2006.

Ước tính mới ao gồm mức CH4 từ hệ thống lên men tiêu hóa của bò sữa và các gia súc khác cao hơn 8,4% và từ quản lý phân chuồng cao hơn 36,7% so với các ước tính của IPCC. Các ước tính phát thải CH4 trong quản lý phân chuồng được điều chỉnh vào năm 2011 tại Mỹ theo báo cáo này cao hơn tới 71,8% so với ước tính dựa theo hướng dẫn của IPPC.

Nghiên cứu sinh Julie Wolf, tại USDA, học giả cao cấp của nghiên cứu, cho biết: “Tại nhiều khu vực trên thế giới, quy mô chăn nuôi đang thay đổi và các giống gia súc hiện nay dẫn tới vật nuôi to hơn và hấp thụ nhiều thức ăn ăn. Điều này, cũng với những thay đổi trong quản lý chăn nuôi, có thể dẫn tới phát thải khí methane cao hơn. Methane là một tác nhân quan trọng trong điều phối nhiệt độ khí quyển của Trái đất. Methane có khả năng làm ấm khí quyển cao gấp 4 lần so với carbon dioxide. Các biện pháp đo lường phát thải methane trực tiếp hiện không có cho tất cả các nguồn phát thải khí methane. Do vây, lượng phát thải được báo cáo từ nhiều phương pháp và giả định đo lường khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tạo ra một hệ thống các yếu tố phát thải trên mỗi vật nuôi mới – được đo lường bởi lượng CH4 trung bình phát thải mởi vật nuôi vào khí quyển – và các ước tính mới về phát thải methane trong ngành chăn nuôi toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá lại dữ liệu sử dụng để tính IPCC 2005, các yếu tố phát thải CH4 đến từ quá trình lên men tiêu hóa trong bò sữa và các loại gia súc khác, quản lý phân chuồng bò sữa, các loại gia súc khác và lợn. Họ cho thấy lượng phát thải CH4 từ chăn nuôi với các yếu tố phát thải đã điều chỉnh theo báo cáo, dẫn tới các ước tính phát thải cao hơn nhiều so với IPCC 2006 tại phần lớn các khu vực, mặc dù các ước tính phát thải giữa các khu vực khác nhau đáng kể.

Nghiên cứu sinh Ghassem Asrar, giám đốc JGCRI, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Giữa các khu vực trên toàn cầu, có sự biến thiên đáng kể về các khuynh hướng về phát thải ước tính trong vài thập kỷ qua. Ví dụ, chúng tôi phts hiện ra rằng tổng phát thải khí methane từ chăn nuôi đã tăng phần lớn tại các khu vực đang phát triển nhanh của châu Á, Mỹ Latin và châu Phi. Ngược lại, phát thải tăng ít hơn tại Mỹ và Canada, giảm nhẹ tại Tây Âu. Lượng tăng lớn nhất cũng được ước tính cho vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, theo sau là vùng nhiệt đới Nam bán cầu”.

Các ước tính trình bày trong nghiên cứu cũng cao hơn 15% so với ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ thấp hơn một chút trong trường hợp tính toán cho Mỹ; cao hươn 4% so với các ước tính toàn cầu của Cơ sở dữ liệu phát thải cho Nghiên cứu khí quyển toàn cầu EDGAR (Emissions Database for Global Atmospheric Research). Cả EPA và EDGAR đều tính toán dựa trên số liệu của IPCC 2006.

Theo The Pig Site (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường