Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Về chính sách Bắc tiến và các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp vào chăn nuôi lợn tại Trung Quốc
25 | 11 | 2017
Được cổ vũ bởi chính sách của chính phủ, các công ty chăn nuôi lớn nhất và những công ty mới gia nhập ngành chăn nuôi của Trung Quốc đang đua nhau xây dựng các trang trại nuôi lợn quy mô lớn tại vành đai ngô khu vực đông bắc đất nước. Dưới đây là sơ lược các sách đang lèo lái công cuộc Bắc tiến và chi tiết các kế hoạch đầu tư của các công ty trong ngành chăn nuôi Trung Quốc:

*Tháng 8/2017:

Các văn bản pháp quy hướng dẫn mới từ Bộ Nông nghiệp kêu gọi đưa vựa ngũ cốc khu vực đông bắc Trung Quốc trở thành một trung tâm sản xuất thịt và sữa quốc gia, một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm kích cầu cho các ngũ cốc sản xuất tại khu vực này.

Các hướng dẫn này đặt mục tiêu sản lượng thịt từ Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh và Nội Mông sẽ chiếm hơn 15% tổng sản lượng thịt và và chiếm hơn 40% sản lượng sữa của cả nước. Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy quá trình khép kín các trang trai quy mô lớn với các ngành giết mổ và chế biến thịt, và tăng cường hậu cầu chuỗi cung ứng lạnh.

*4/2016:

Kế hoạch sản xuất chăn nuôi lợn 5 năm của Trung Quốc (2016-2020) ban hành bởi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã chia nước này thành 4 khu vực, dựa trên mức độ hoạt động chăn nuôi lợn được khuyến khích.

4 khu này bao gồm khu phát triển chăn nuôi chính, bao gồm các tỉnh sản xuất chăn nuôi lợn hàng đầu là Hồ Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Hồ Vắc; và khu vực phát triển tiềm năng, bao gồm các tỉnh đông bắc Trung Quốc là Cát Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Nội Mông. Khu vực hạn chế phát triển chăn nuôi bao gồm phần lớn các khu vực đông dân cư ở phía đông nam và cac thành phố lớn; trong khi khu vực tây bắc được xếp vào khu vực phát triển “hợp lý” hoạt động chăn nuôi.

Dưới đây là một số kế hoạch đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn phía Bắc của các công ty:

* Muyuan Foods gây vốn 3,15 tỷ NDT hồi tháng 5 vừa qua để xây 5 cơ sở chăn nuôi lợn mới tại Nội Mông, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm, với tổng công suất 2,1 triệu con lợn hàng năm.

* Chuying trong một báo cáo nội bộ hồi tháng 8 cho biết đã tuyển lựa hơn 40 noong dân sản xuất theo hợp đồng tại thành phố Taonan của Cát Lâm, đặt mục tiêu sản xuất 4 triệu con lợn hàng năm, và đang xây dựng cơ sở sản xuất khép kín (từ nuôi đến chế biến) tại Nội Mông có công suất 3 triệu con/năm.

* Dabeinong có kế hoạch sản xuất hơn 2 triệu con lợn tại 3 tỉnh đông bắc Trung Quốc và phía đông tỉnh Nội Mông đến năm 2020, theo phó chủ tịch Song Weiping cho Reuters biết, bao gồm cơ sở sản xuất công suất 1 – 1,5 triệu con lợn/năm tại Hắc Long Giang.

* Shenzhen Jinxinnong đang xây dựng một dự án công suất 1 triệu con lợn tại Hắc Long Giang theo thông báo trong tháng 10/2016.

*Tập đoàn lớn của Thái Lan Charoen Pokphand Foods PCL đang bắt đầu triển khai dự án chăn nuôi quy mô 1 triệu con lợn/năm tại Nội Mông trong tháng 11/2017, theo thông báo chính thức trên website.

* Cofco Meat cho biết trong báo cáo quý hồi tháng 9 vừa qua về kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nội bộ công suất cho 1,5 triệu con lợn tại Cát Lâm, Nội Mông và Hồ Bắc.

* Jiangxi Zhengbang cho biết trong báo cáo nửa đầu tháng 8 về việc đang lên kế hoạch lập các trang trại chăn nuôi tại Liêu Ninh, Nội Mông và Hắc Long Giang, với sản lượng hơn 1,5 triệu con lợn/năm.

* Tech-bank Food đang có kế hoạch sản xuất 1 triệu con lợn tại Hắc Long Giang đến năm 2020, trong thông báo hồi tháng 12/2016.

*Các công ty lớn khác đều biết về kế hoạch mở rộng lên phía đông bắc còn có cả Guangdong Wen’s Foodstuff, doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn nhất Trung Quốc và New Hope Liuhe, nhà sản xuất TACN hàng đầu Trung Quốc, cùng với hàng loạt các nhà sản xuất nội địa khác.

Theo Reuters (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường