Xuất khẩu urea của Trung Quốc lao dốc từ mức 13 triệu tấn năm 2015 xuống còn 4,7 triệu tấn năm 2017, chủ yếu do sự đóng cửa hàng loạt nhà máy, chủ yếu do chi phí than đá cao, nguồn nhiên liệu chính của các nhà máy tại nước này. Các nhà máy sản xuất urea Trung Quốc trải qua đợt “tăng mạnh về cơ cấu chi phí” từ mức tăng chi phí than đá, từ 115 USD/tấn năm 2016 lên gần 180 USD/tấn.
Theo ông Anthony Will, giám đốc điều hành CF Industries, nhà sản xuất nitrogen tại Mỹ, “chúng tôi không cho rằng chi phí sản xuất urea sẽ đi theo chiều hướng khác”. Dự báo trên phản ánh các nhận định về việc giá than đá sẽ tiếp tục tăng, khi hàng loạt các mỏ khai thác phải đóng cửa do các quy định môi trường. “Trung Quốc đang thực sự muốn có cải thiện về môi trường và giảm khí thải, nên chúng tôi không cho rằng giá than đá sẽ giảm trở lại”. Nhấn mạnh các yếu tố khác như giảm trợ cấp đối với các nhà máy hóa chất, và sự mạnh lên của đồng NDT làm giảm khả năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu từ Trung Quốc, ông Will dự báo xuất khẩu urea của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong năm 2018.
“Mặc dù các nhà máy không hoạt động nhưng Trung Quốc tiếp tục phải cung cấp thực phẩm cho người dân. Từ quan điểm của chúng tôi, cân bằng cung – cầu thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng thắt chặt”. Bert Frost, phó chủ tịch phụ trách kinh doanh của CF Industries, khi được hỏi về khả năng Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ròng urea, cho biết Trung Quốc hiện đã nhập khẩu một phần nitrogen từ các nước Arab và từ Iran; đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu urea, đặc biệt là tại các cảng phía Bắc.
CF Industries nhấn mạnh một nguyên nhân khác có thể khiến giá urea tăng là mức giá hiện đang rất thấp nên sẽ giúp thúc đẩy động lực nhập khẩu của Trung Quốc, bất chấp đầu tư tăng vọt cho các hoạt động xây dựng mới để khai thác khí gas.
Raymond James cho biết giá urea tại cảng New Orleans là 276 USD/tấn và cho rằng giá sẽ tăng do triển vọng tích cực của hoạt động sản xuất ngô và nguồn cung mới từ các nhà máy urea tại miền trung Tây.
Triển vọng sản xuất ngô, vốn là cây trồng cần nhiều phân bón, đang được theo dõi rất sát sao bởi ngành sản xuất phân bón.
Theo Agrimoney (gappingworld.com)