Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thủy sản nuôi trồng sẽ là nguồn cung thủy sản chính cho tiêu dùng ở người
24 | 02 | 2018
Ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu, khi dân số thế giới dự báo đạt 9,7 tỷ người đến năm 2050, theo báo cáo của FAO nhận định. Theo dữ liệu cập nhật nhất trong báo cáo “State of World Fisheries and Aquaculture” năm 2016 của FAO, ngành nuôi trồng thủy sản có ưu thế và có thể cân bằng các thách thức.

Nuôi trồng thủy sản có tác động sâu sắc lên nguồn cung thủy sản trên đầu người trên phạm vi toàn cầu, chạm mốc cao kỷ lục 20 kg/người/năm trong năm 2014 nhờ tăng trưởng ổn định của hoạt động sản xuất này. Lần đầu tiên, thủy sản nuôi đóng góp tỷ trọng lớn hơn trong nguồn cung thủy sản cho tiêu dùng ở người vào năm 2014, với sản lượng 73,8 triệu tấn thủy sản trong năm 2014, giá trị ước tính đạt 160,2 tỷ USD.

Trong khi sản lượng thủy sản khai thác duy trì tương đối ổn định từ cuối thập niên 1980s đến nay, nguồn cung thủy sản nuôi trồng liên tục trong khuynh hướng tăng trong vài thập kỷ qua. Năm 1974, thủy sản nuôi chỉ chiếm 7% nguồn cung thủy sản cho tiêu dùng ở người, tỷ trọng ngày tăng lên 26% năm 1994 và 39% năm 2004.

Phần lớn nguồn cung thủy sản nuôi trồng sử dụng cho tiêu dùng ở người, đang ngày càng củng cố động lực cho ngành sản xuất này, theo nhận định của FAO. Năng lực sản xuất ngày càng đa dạng chủng loại thủy sản là yếu tố hết sức tích cực cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của FAO, tổng cộng 580 loài và/hoặc nhóm loại được nuôi trồng trên toàn thế giới tính đến năm 2014, bao gồm 362 loại cá (bao gồm các loại lai), 104 loại thân mềm, 62 loại giáp xác, 6 loại ếch và bò sát, 9 loại thủy sản lưỡng cư và 37 loại thực vật thủy.

Rất nhiều trong những loại thủy sản nuôi đóng góp lớn cho nền kinh tế thủy sản toàn cầu trong những năm gần đây. Năm 2014, nông dân nuôi trồng thủy sản thu hoạch 49,8 triệu tấn cá (99,2 tỷ USD), 16,1 triệu tấn thủy sản thân mềm (36,2 tỷ USD) và 7,3 triệu tấn các loại thủy sản động vật khác, bao gồm các loại ếch (3,7 tỷ USD), theo báo cáo của FAO.

Do báo cáo các nước khác nhau dữ liệu sản xuất lên FAO theo các mẫu khác nhau, giá trị của sản xuất nuôi trồng thủy sản có thể bị thổi phồng, FAO cho biết. Tuy nhiên, dữ liệu này vẫn cung cấp bức tranh tương đối đáng tin cậy về các khuynh hướng ngành hiện nay. “Khi sử dụng số liệu tổng hợp, dữ liệu giá trị cho thấy rõ ràng khuynh hướng phát triển và tầm quan trọng tương đối về giá trị trong nội ngành nuôi trồng thủy sản”, báo cáo nhấn mạnh.

Một số khu vực tren thế giới đã bắt đầu nghiêng về phát triển sản xuất nuôi trồng thruy sản theo các phương pháp khác nhau, nghiên cứu của FAO chỉ ra. 35 nước, tổng cộng chiếm 45% dân số thế giới, sản xuất thủy sản nuôi trồng nhiều hơn khai thác thủy sản tự nhiên trong năm 2014, bao gồm các nước tiên phong nuôi trồng thủy sản như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh và Ai Cập. “30 nước khác trong nước này có ngành thủy sản nuôi trồng tương đối phát triển, như Hy Lạp, Séc và Hungary tại châu Âu; Lào và Nepal tại châu Á”.

Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản toàn cầu chiếm 44,1% tổng sản lượng thủy sản (bao gồm sử dụng mục đích phi thực phẩm) năm 2014, tăng từ mức 42,1% năm 2012 và 31,1% năm 2004.

Châu Á tiếp tục là khu vực tiên phong sáng tạo sản xuất nuôi trồng thủy sản. Những nước như Trung Quốc, chiếm khoảng 6% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầy, đã cho thấy là những người chơi lớn, dẫn đầu ngành thủy sản nuôi, theo FAO, và được dự báo sẽ tiếp tục dẫn đầu ngành trong thời gian tới.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường