Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đầu tư vào công nghệ cao là thiết yếu để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm
02 | 03 | 2018
Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu tôm Việt Nam (VASEP) dự báo diễn biến xuất khẩu tôm tăng mạnh trong năm 2017 sẽ tiếp diễn trong năm 2018. Năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD so với năm 2016 và cao hơn 400 triệu USD so với dự báo của VASEP.

Theo tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe, tăng trưởng xuất khẩu tôm mạnh trong năm 2017 chủ yếu là do kiểm soát kháng sinh tốt, tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến và niềm tin vững chắc hơn của người mua đối với các sản phẩm từ Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, cho biết Việt Nam đang nỗ lực nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD các sản phẩm tôm đến năm 2025. Chỉ trong hơn 10 năm, Việt Nam, từ một nước không có tên trên thị trường tôm quốc tế, đã trở thành nước sản xuất tôm lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Các chuyên gia cho rằng mục tiêu này có thể đạt được, do Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển bền vững, các kỹ thuật sản xuất tốt, lực lượng lao động có kỹ năng và các công ty xuất khẩu mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh ngành tôm cần tập trung vào các sản phẩm chế biến và nuôi tôm công nghệ cao để đạt mục tiêu này. Theo ông Đặng Quốc Tuấn, phó chủ tịch Tập đoàn Việt Úc, Việt Nam cần giữ giá xuất khẩu ở mức ổn định và những người nuôi tôm cần tăng hiệu quả. Theo quan điểm của ông Tuấn, mục tiêu trên sẽ không đạt được nếu chỉ chu kỳ sản lượng cao lặp lại sau 3 – 4 vụ nuôi. Nhưng ứng dụng công nghệ cao không thể tiếp cận tới toàn bộ nông dân sản xuất nhỏ, do hạn chế về năng lực tài chính. Đó là lý do vì sao chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân khuyến nghị các doanh nghiệp và nông dân cần hợp tác chặt chẽ để đạt lợi ích song phương.

Theo FIS (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường