Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo ngành thủy sản Trung Quốc năm 2017: Tiêu dùng và thương mại
09 | 03 | 2018
Nhờ thu nhập khả dụng tăng cùng với tăng trưởng GDP vượt 6,7%, tiêu dùng thủy sản Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2017.

Các vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng tăng liên quan đến các sản phẩm chăn nuôi và gia cầm đang khuyến khích người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu cho các sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên, tiêu dùng trên đầu người các thực phẩm protein khác vẫn ở mức tương đối cao. Theo NBS, tiêu dùng đầu người các sản phẩm thủy sản năm 2016 tăng lên 14,8kg đối với khu vực thành thị và 7,5kg đối với khu vực nông thôn, đều tăng so với năm trước đó. Tiêu dùng thủy sản trên đầu người tại Trung Quốc cao nhất ở các khu vực ven biển (nơi các sản phẩm thủy sản là nguồn protein truyền thống) và các khu vực có thu nhập khả dụng tương đối cao.

Năm

2013

2014

2016

2017

Khuynh hướng tiêu dùng thủy sản trên đầu người

Thành thị

14

14,4

14,7

14,8

Nông thôn

6,6

6,8

7,2

7,5

Khuynh hướng tiêu dùng thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, thịt cừu

Thành thị

36,6

37,5

38,3

39,2

Nông thôn

28,6

29,2

30,2

30,6

Niên giám thống kê Trung Quốc

Phần lớn người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng các mặt hàng thủy sản tươi sống. Do đó, tiêu dùng nội địa các sản phẩm thủy sản chế biến chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tiêu dùng thủy sản nội địa nói cung. Tuy nhiên, cùng với sự cải thiện của các hệ thống chuỗi chế biến và phân phối đông lạnh, và mối quan tâm ngày càng tăng của lớp người tiêu dùng giàu có về một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và đa dạng hơn, tiêu dùng thủy sản chế biến và đông lạnh được dự báo sẽ tăng ổn định tại cả khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài ra, các tác nhân trong ngành tin rằng việc vận chuyển và bảo quản các sản phẩm thủy sản sống làm tăng khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

Giá

Theo MOA, doanh số các sản phẩm thủy sản tiếp tục diễn biến tích cực trong năm 2016, nhờ nguồn cung đầy đủ ở mức giá ổn định. Khuynh hướng này tiếp diễn trong năm 2017. So với năm 2016, chỉ số giá bán buôn tổng hợp trung bình cho mặt hàng thủy sản tăng 1,45% trong năm 2017, và đối với thủy sản nước ngọt thì chỉ số này tăng 3,41%. Giá thủy sản nước ngọt tăng một phần do chi phí sản xuất tăng và nguồn cung giảm sau đợt lũ năm 2016. Nhìn chung, giá thủy sản tại Trung Quốc năm 2017 ổn định do tiêu dùng tiếp tục cải thiện nhờ tiêu chuẩn sống của người tiêu dùng tăng lên.

Thương mại

Thương mại thủy sản của Trung Quốc phục hồi trong năm 2017 do nhu cầu tăng trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Theo thống kê của Global Trade Atlas (GTA), nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2017 của Trung Quốc tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016 lên 2,17 triệu tấn, trị giá 6,6 tỷ USD, tăng 16,9% về giá trị trong cùng kỳ so sánh. Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng góp phần một phần do nhu cầu thủy sản toàn cầu phục hồi, nên thủy sản nhập khẩu cho gia công chế biến xuất khẩu tại Trung Quốc tăng và tiêu dùng thủy sản nội địa tích cực. Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm giá trị gia tăng, cũng được dự báo tăng trong năm 2017. Trong 10 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng 3,9% về lượng lên 3,29 triệu tấn và giá trị tăng 2% lên 15,77 tỷ USD.

Trung Quốc tiếp tục duy trì lợi thế tương đối trong chế biến thủy sản với nguyên liệu thô nhập khẩu và các nguồn thủy sản nuôi trồng nội địa. Thương mại thủy sản Trung Quốc trong tương lai gần được dự báo tiếp tục tăng ổn định, xét đết năng lực chế biến thủy sản quy mô lớn, phát triển và hiện đại, cùng với tiêu dùng thủy sản nội địa tăng.

Theo FAS USDA (gappingworld.com)

 

 



Báo cáo phân tích thị trường