MSC gần đây đã là chủ đề bị chỉ trích ngày càng nặng nề từ phía các tổ chức bảo tồn biển và các loài, các chuyên gia ngành – những người lo ngại về mức độ đáng tin của các chứng nhận thủy sản trên thị trường, nhưng nghiên cứu này cho thấy người tiêu dùng hiện cũng đang bày tỏ sự lo lắng về tính chính xác của các tiêu chuẩn, theo Make Stewardship Count, liên minh của hơn 60 tổ chức môi trường và các nhà hoạt động cá nhân.
Được tiến hành trong tháng 4/2018 với mẫu khảo sát là 5.574 người tiêu dùng tại Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Anh, khảo sát cho thấy MSC có thể phải đối mặt với niềm tin giảm sút nghiêm trọng từ phía người tiêu dùng thủy sản do cách mà cơ quan chứng nhận này xử lý các vấn đề quan trọng.
Khảo sát cho thấy 78% người trả lời sẽ ngừng mua sản phẩm chứng nhận MSC hoặc giảm mua nếu họ nhận thấy một số sản phẩm MSC liên quan đến các hoạt động không thân thiện môi trường, do WWF và các tổ chức khác khuyến cáo. Lo ngại lớn nhất của người tiêu dùng là các loại thủy sản bị bắt nhầm thuộc các loài đang gặp nguy hiểm và đang bị đe dọa, vây bắt cố ý các loại cá heo, khai thác vây cá mập và phá hủy môi trường sống của các sinh vật này.
Phần lớn – 80% – người trả lời đồng ý rằng thủy sản chứng nhận MSC không nên được cho phép vây bắt cố ý cá heo và động vật biển khác khi khai thác cá ngừ và một tỷ lệ tương đương không đồng ý sử dụng FAD dẫn đến giết lấy vây, và các loài động vật gặp nguy hiểm, bị đe dọa như các loài có vú, cá mập, rùa biển và các loại chim biển.
Vây cá mập và sử dụng các kỹ thuật khai thác mang tính hủy hoại còn bị phản đối nhiều hơn, với mức trung bình 85% người được phỏng vấn trên khắp các nước cho rằng những kỹ thuật khai thác này nên bị cấm.
Xét đến vấn đề rộng hơn liên quan đến chứng nhận, các quan điểm giữa các nước không mấy khác biệt, nhưng trung bình 76% người trả lời tin rằng các thể chế chứng nhận kiểm tra liệu một loại thủy sản có xứng đáng chứng nhận MSC hay không không thể hoàn toàn độc lập nếu họ được trả tiền dịch vụ bởi chính các nhà sản xuất loại thủy sản đó. Một kết quả tương tự (77%) người tiêu dùng kỳ vọng các loại thủy sản chứng nhận MSC được xác nhận độc lập và ghi nhận tất cả loài sinh vật biển bị đánh bắt kèm, và cung cấp dữ liệu cho các NGOs và các nhà khoa học.
Phản ứng trước chỉ trích từ WWF, MSC cho biết trong một văn bản chuẩn bị sẵn rằng tổ chức này “từ lâu đã ghi nhận những thay đổi xúc tác có thể đo lường được trong nước, với sự hỗ trợ của các nhà bán lẻ, các nhà cung ứng, các nhà chế biến và ngư dân ủng hộ chương trình MSC trong 20 năm qua”. Những thay đổi trong tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận không thể diễn ra mà không mang lại cho tất cả các tác nhân cơ hội tham gia vào, bao gồm ngành thủy sản, các chính phủ và các NGOs, MSC cho biết trong tuyên bố trên.
MSC vẫn là một tổ chức độc lập và công bằng, sử dụng cách tiếp cận khách quan, khoa học để đánh giá các loại thủy sản, cùng các chuyên gia kiểm định độc lập tiến hành các đánh giá tiêu chuẩn MSC.
Tuy nhiên, Sigrid Lüber, chủ tịch tổ chức phi chính phủ tại Thụy Sĩ Oceancare, said cho rằng những kết quả của khảo sát Make Stewardship Count phát đi một thông điệp mạnh mẽ là MSC phải thay đổi. “Điều đáng mừng là tính bền vững trong các sản phẩm thủy sản là yếu tố quan trọng của phần lớn người tiêu dùng. Đáng tiếc là MSC đã không đáp ứng kỳ vọng này và 3/4 người tiêu dùng Thụy Sĩ kỳ vọng rằng nhãn hiệu thủy sản bền vững này nên công khai phóng sinh các loại động vật bị đe dọa và gặp nguy hiểm trong quá trình khai thác thủy sản”.
Ulrich Karlowski, nhà sinh vật học và đồng sáng lập Deutsche Stiftung Meeresschutz/DSM, cũng kêu gọi MSC tự cải tổ. “Đây là thời điểm quan trọng để MSC chấm dứt những lời hứa sáo rỗng”, bà Karlowski phát biểu. “Không có những cải thiện toàn diện và nhanh chóng trong các tiêu chuẩn, MSC sẽ mất đi niềm tin của công chúng tại các thị trường châu Âu, một sự mất mát không thể chuộc lại được trong niềm tin của người tiêu dùng và đặt tương lai của chính mình lẫn tương lai của đại dương vào quá trình cân nhắc”.
Theo Seafood Source (gappingworld.com)