Một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trường là Tropical Group, có trụ sở tại Malaysia, vừa tung ra thị trường dòng sản phẩm “Xiao Pangzi”, dịch ra tiếng Trung phổ thông là “Ít béo”, là một sản phẩm được địa phương hóa từ thương hiệu cá đóng hộp TC Boy của hãng này. Cá ngừ ngâm dầu ô liu ó giá 19,9 NDT/hộp 180gr, tương đương 3,12 USD/hộp 180gr, được quảng cáo là loài “cá ngừ khai thác tự nhiên tại vùng nước sâu” à là thực phẩm tốt cho sức khỏe, dùng với các loại salad và sandwiche. Cá mòi đóng hộp loại 150gr có giá 9,9 NDT, tương đương 1,55 USD, cũng được quảng cáo là nguyên liệu lành mạnh cho các món salad, với chi tiết công thức chế biến bằng tiếng Trung Quốc trên website của công ty.
Thủy sản đóng hộp thường bị coi là sản phẩm cấp thấp tại Trung Quốc, nơi phần lớn thủy sản đều được bán ở dạng tươi sống trong các thùng cá để chứng minh độ tươi ngon. Tuy nhiên, thế hệ cư dân thành thị hơn, trẻ hơn đang ưu tiên sự tiện lợi lên trên độ tươi. Được sản xuất bởi nhà chế biến thực phẩm Philippines CDO Foodsphere, “San Marino Corned Tuna” giới thiệu các sản phẩm thủy sản đóng hộp trên trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc là JD.com và Tmall là các sản phẩm có hàm lượng omega-3 DHA, và có lợi cho tim và não bộ. Các loại thủy sản đóng hộp cỡ 180gr của công ty bán với giá 14,9 NDT, tương đương 2,34 USD trên trang JD.com.
Tương tự, thương hiệu “Calvo” đến từ Tây Ban Nha thuộc sở hữu của Luis Calvo Sanz SA tại Galicia, đang bán thủy sản đóng hộp cỡ 320gr với giá 45,9 NDT, tương đương 7,2 USD trên Tmall, một trong những nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Trung Quốc. Cá ngừ Calvo được quảng cáo là loại thịt chất lượng cao cho mọi gia đình.
Rõ ràng sự phát triển của phân khúc này là để đón cơ hội từ tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc tính toán rằng có 400 triệu trong 1,4 triệu người Trung Quốc hiện được coi là tầng lớp trung lưu. Bộ này cho biết trong dữ liệu công bố hồi tháng 3 vừa qua cho biết người Trung Quốc chi 200 triệu USD để mua sắm ở nước ngoài, một phần do quan niệm rằng các sản phẩm nước ngoài có chất lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, rõ ràng những câu hỏi về tính bền vững đang ngày càng được quan tâm trong tiêu dùng của người Trung Quốc. CDO Foodsphere Inc là một trong rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực bị đánh giá chỉ số “thấp” trong bảng xếp hạng Greenpeace. Greenpeace xếp hạng các nhà sản xuất theo tính bền vững của hoạt động khai thác và sản xuất thủy sản của họ.
Theo Seafood Source (gappingworld.com)