Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sau thuế chống bán phá giá, Mỹ tăng rào cản phi thuế đối với các nhà xuất khẩu tôm
18 | 05 | 2018
Để kìm chế nhập khẩu, chính quyền của tổng thống Trump đã áp đặt hàng loạt các rào cản phi thuế, bao gồm đưa tôm vào danh sách Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (Seafood Import Monitoring Program-SIMP). Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ lo ngại điều này sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu tôm Ấn Độ. Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành thủy sản trị giá xuất khẩu 5 tỷ USD của Ấn Độ.

Trước đó, Mỹ thường sử dụng thuế chống bán phá giá để kìm chế nhập khẩu. Mặc dù thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ không cao nhưng do Ấn Độ xuất khẩu tôm sang Mỹ thông qua Việt Nam – hiện đang đang chịu mức thuế chống bán phá giá rất cao. Ngay cả EU cũng lên tiếng khuyến ghị Ấn Độ nên giám sát sản xuất tôm nguyên liệu trước khi xuất khẩu sang EU. SIMP yêu cầu thông tin truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản nhập khẩu từ điểm khai thác hoặc thu hoạch tới điểm bán đầu tiên tại Mỹ để kiểm soát hoạt động khai thác, sản xuất thủy sản phi pháp, không được báo cáo và không được quy định (IUU). SIMP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Việc đưa tôm vào danh sách SIMP tạo nên quả đấm kép vào các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ khi gần đây Mỹ thông báo nâng thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 4,8% lên 25,39% đối với tôm Việt Nam trong năm 2017. Ấn Độ phần lớn xuất khẩu tôm đông lạnh đóng block vào Việt Nam để gia công và xuất khẩu sang các nước đối tác như Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Mỹ.

Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ vốn đang gặp khó khăn với giá tôm quốc tế giảm do dư cung. “SIMP là một dạng rào cản phi thuế đối với các nhà xuất khẩu tôm. Mỹ đang trở thành thị trường lớn nhất cho xuất khẩu tôm Ấn Độ nên xuất khẩu tôm trong thời gian tới có thể bị tác động tiêu cực. Động thái này của chính quyền ông Trump được cho là để tạo ra sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất tôm nội địa Mỹ. SIMP sẽ làm chùn bước các nhà xuất khẩu mới đang có ý định thâm nhập vào thị trường Mỹ”, một nhà xuất khẩu nhận định.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ chủ yếu tăng trưởng nhờ xuấtkhẩu tôm, với giá trị xuất khẩu tăng lần lượt 21% và 31% trong các năm tài khóa 2017 và 2018. Theo Crisil, Mỹ, nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm tài khóa vừa qua và Việt Nam chiếm 28%.

Trong 5 năm qua, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng kép 26%/năm. Mỹ cũng là thị trường xuấtkhẩu tôm lớn nhất của Mỹ. Năm 2017, thị phần nhập khẩu tôm của Ấn Độ trên thị trường Mỹ là 27%. Thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Ấn Độ là Việt Nam – 28% xuất khẩu trực tiếp tôm của Ấn Độ là sang Việt Nam và 17% xuất khẩu tôm Việt Nam trực tiếp sang Mỹ. Do đó, bất cứ sự thay đổi chính sách nào của Mỹ tác động tới cả Ấn Độ và Việt nam, đều tác động tới xuất khẩu của Ấn Độ.

Crisil dự báo giá xuất khẩu tôm tính theo đồng USD sang thị trường Mỹ – chiém 70% trong giá tri xuất khẩu, dự báo giảm 10% trong năm tài khóa 2019 do nguồn cung tôm thẻ tại Ấn Độ và các nước xuất khẩu lớn khác đều tăng và nhập khẩu của Mỹ giảm.

Các gia đình trong cộng đồng sản xuất tôm Mỹ trên khắp vùng vịnh và nam Atlantic đều đang vận động các thượng nghị sỹ bổ sung khả năng truy xuất nguồn gốc và các quy định thực sự nghiêm ngặt đối với tôm nhập khẩu. Mặc dù tôm là mặt hàng thủy sản nhập khẩu lớn nhất của Mỹ nhưng lại không thuộc chương trình truy xuát nguồn gốc tháng 12/2016, vốn bao gồm phần lớn các loại thủy sản khác.

Theo Business Standard (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường