Indonesia tăng xuất khẩu thủy sản sang EU
Indonesia, cùng với 14 nhà sản xuất thủy sản, gần đây đã tham gia Triển lãm Thủy sản Toàn cầu để xúc tiến các sản phẩm thủy sản của nước này. Trong sự kiện này hồi năm ngoái, Indonesia đã thành công khi mang về các giao dịch trị giá tới 111 triệu USD. “Trong sự kiện năm 2018, chúng tôi đặt mục tiêu tăng 10% so với giá trị giao dịch hồi năm ngoái”, theo Nilanto Perbowo, lãnh đạo Tăng cường Khả năng Cạnh tranh Thủy sản thuộc Bộ Thủy sản và các vấn đề nghề cá Indonesia. “EU không phải là một thị trường dễ tính. Trong 3 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề như vi phạm quyền con người trong hoạt động sản xuất thủy sản. Giờ đây, chúng tôi tin rằng người tiêu dùng EU có niềm tin mạnh hơn đối với các sản phẩm thủy sản Indonesia”. Tuy nhiên, theo ông, thuế chính là rào cản lớn nhất trên thị trường thủy sản EU. “Thuế nhập khẩu thủy sản từ Timor-Leste, PNG và Philippines là 0%; trong khi thuế nhập khẩu thủy sản từ Indonesia là từ 7 – 24%. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm nổi bật những nỗ lực giải quyết khai thác thủy sản trái phép và cải thiện quản trị các nguồn lợi thủy sản để thuận lợi hóa xuất khẩu thủy sản sang EU”.
Việt Nam nhập khẩu gia súc từ Úc
Một tàu chở hơn 4.000 bò thịt từ Úc đã cập cảng Cái Lân tại tỉnh Quảng Ninh. Số gia súc này sẽ được nuôi tại công ty Phú Lâm, trong một số trang trại thuộc sở hữu công ty và một số trang trại liên kết cùng địa phương, trước khi được đưa vào các lò mổ. Dự án “Chăn nuôi bò thịt và bò giống” tại tỉnh Quảng Ninh với quy mô 40.000 con/năm, là dự án FDI lớn nhất tại tỉnh Quảng Ninh. Dự án nhận được 1.000ha để nuôi 2.000 con bò theo tiêu chuẩn Úc. Dự án cũng bao gồm 300ha đát đồng cỏ và hợp tác với nông dân địa phương để khai thác cỏ trên diện tích 1.000ha nuôi bò.
Ấn Độ phê chuẩn nhập khẩu tôm sú giống
Ấn Độ sẽ cho phép các cung cấp tôm sú giống được xuất khẩu vào nước này theo các quy định mới, có thể mang lại lợi ích cho nông dân nuôi tôm Ấn Độ. Cơ quan Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ven biển (CAA) thông báo về danh sách các nhà cung cấp nước ngoài hiện được phép cung ứng tôm thẻ chân giống cũng có thể nộp hồ sơ để cung cấp tôm sú giống. Hiện, để giảm rủi ro dịch bệnh từ nguồn tôm giống nhập khẩu, Ấn Độ chỉ cho phép các nhà cung cấp nước ngoài được chứng nhận được phép cung cấp tôm thẻ giống. Con giống phải được xác định sạch bệnh (SPF) hoặc kháng bệnh cụ thể (SPR). Durai Balasubramanian, thư ký Hiệp hội Nông dân nuôi tôm Pattukottai tại Tamil Nadu, hoan nghênh động thái này. “Giá trị thị trường của tôm sú hiện cao hơn tôm thẻ tới 70%. Đây là tin tốt cho nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ”.
Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)