Giá lợn sống tiếp tục tăng nhưng nông dân phản ứng thận trọng
Giá lợn sống tại Việt Nam đang liên tục tăng trong tuần vừa qua. Giá lợn sống tại tỉnh Đồng Nai, trung tâm chăn nuôi lợn của Việt Nam, đã chạm mốc 1,93 USD/kg trong tuần vừa qua, tăng 0,13 USD/tấn so với tuần trước đó và là mức cao nhất kể từ tháng 12/2016. Với mức giá này, nông dân đã có lợi nhuận nhưng vẫn lo ngại về việc giá lợn có thể quay đầu giảm. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nguyên nhân chính khiến giá lợn tăng trong thời gian này là do nguồn cung giảm. “Nguồn cung lợn sống trên thị trường đã giảm tới khoảng 80% do nông dân chăn nuôi nhỏ ngừng tái đàn. Tuy nhiên, đây không phải là tín hiệu tích cực mà lại là nhiều rủi ro tiềm ẩn”, theo ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội nhận định.
Masan Nutri-Science bổ nhiệm giám đốc điều hành mới cho mảng kinh doanh thịt
Masan Nutri-Science, mô hình sản xuất chăn nuôi khép kín hoàn toàn lớn nhất của Việt Nam, vừa bổ nhiệm ông Matthys van der Lely làm giám đốc điều hành để phát triển mảng kinh doanh thịt của công ty. Ông Matthys có kinh hơn 30 năm trong lĩnh vực bán lẻ và phát triển kinh doanh thịt có thương hiệu tại Đông Nam Á. “Tôi rất hào hứng trong việc dẫn dắt và thúc đẩy tầm nhìn của Masan Nutri- Science trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm thịt an toàn và giá cả hợp lý. Dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi tin thị trường thịt của Việt Nam sẽ phát triển từ chủ yếu tiêu dùng thịt tươi, ấm sang thịt tươi, ướp lạnh. Với nền tảng sản xuất thịt 3F của Masan, tôi tự tin chúng tôi sẽ mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm thịt ướp lạnh tốt nhất với giá cả phải chăng”, ông Matthys nhấn mạnh.
Protein không từ thịt, xu hướng mới tại Thái Lan và Indonesia
Khảo sát gần đây của Mintel cho thấy khoảng 34% người thành thị Thái Lan tìm kiếm các nguồn protein không từ thịt trong năm 2017. Con số này gấp đôi so với năm 2016. Xu hướng này cũng lộ rõ tại Indonesia khi 2/5 người thành thị Indonesia tiêu dùng protein không từ nguồn gốc thịt động vật trong năm 2017, so với mức 23% trong năm 2016. Michelle Teodoro, nhà phân tích Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm thế giới cho biết cả Thái Lan và Indonesia có điểm chung là sử dụng đậu tương và các loại rau làm nguồn protein thay thế động vật. Đồng thời, người Thái cũng đang phụ thuộc vào nhiều loại sữa khác nhau để hấp thụ protein, như sữa dừa và sữa hạt. “Với sự chuyển dịch sang các loại protein thực vật và protein từ phòng thí nghiệm, sự phụ thuộc trên thế giới vào nguồn động vật nuôi sẽ giảm”, bà Teodoro giải thích.
Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)