Hàng đoàn du khách Trung Quốc đang đi du lịch nước ngoài và rất nhiều người trong số này đi du lịch nước ngoài lần đầu tại Đông Nam Á, theo dữ liệu chính thức cho thấy. Thái Lan là điểm đến số 1 của du khách Trung Quốc trong năm 2017, theo dữ liệu cả Ctrip, một kênh đặt vé du lịch trực tuyến lớn tại Trung Quốc. Các điểm đến ưa thích khác của du khách Trung Quốc năm 2017 là Nhật Bản, Singapore, Việt Nam và Indonesia. Malaysia đứng thứ 6, theo sau là Philippines, Mỹ, Hàn Quốc và Maldives.
Rất nhiều trong số các du khách này được gọi là “khách du lịch thủy sản”, theo tờ báo chính thống Trung Quốc People’s Daily gọi. Một bài báo gần đây gọi Thái Lan là điểm đến rẻ nhất, có uy tín đang lên đối với những du khách thủy sản Trung Quốc. Phiên bản trực tuyến của bài báo này đã được người đọc bàn luận sôi nổi về so sánh giá các nhà hàng tại Bangkok và Pattaya với các nhà hàng tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
Giá thủy sản ở quê nhà cao hơn là động lực cho du khách Trung Quốc tăng tiêu dùng tiêu dùng thủy sản ở nước ngoài. Xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn do người tiêu dùng Trung Quốc “trốn chạy” khỏi cái giá cắt cổ của các nhà hàng tại Trung Quốc và nguồn cung ngày càng khan hiếm khi chính phủ nước này đóng cửa các khu vực khai thác nội địa để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Tháng 3/2018, giá thủy sản tăng 7,11% so vơi cùng kỳ năm 2018, theo dữ liệu khảo sát 58 chợ do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện. Giá các loại thủy sản biển tăng 6,5% lên trung bình 44,34 NDT/kg, tương đương 6,91 USD/kg. Giá trung bình tại thành phố cảng Ninh Ba đến cuối tháng 4/2018 cũng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Giá loại thủy sản được ưa chuộng là cá chim trắng tăng 20% lên mức cao kỷ lục 120 NDT/kg, tương đương 18,7 USD/kg, trong khi giá hố đã tăng 10% trong cùng kỳ so sánh.
Các nhà xuất khẩu thủy sản – và các nhà bảo tồn tự nhiên – có thể tập trung sự chú ý vào Thái Lan như một thị trường đại diện để hướng du khách Trung Quốc tới nước này với số lượng ngày càng tăng. Theo báo cáo công bố gần đây bởi Viện Khoa học Đại dương thuộc đại học Hong Kong hợp tác với ADM Capital Foundation và Coral Triangle Program của World Wildlife Fund (WWF), những loại cá khai thác tự nhiên ở các rặng san hô được ưa chuộng có thể biến mât trong những thập kỷ tới, do khai thác quá mức và suy thoái môi trường. Khu vực Tam giác San hô ám chỉ khu vực có đa dạng sinh học rất cao tại Đông Nam Á.
Tác động của tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng của người Trung Quốc có thể có tác động trực tiếp tới các loài gặp nguy hiểm tại Đông Nam Á. Bất cứ ai nhìn vào giá cá mú và cá hàng chài khai thác tự nhiên tại các nhà hàng tại Bắc Kinh sẽ đều biết về mức lợi nhuận đáng kinh ngạc của ngành kinh doanh khai thác cá nhiệt đới ở rặng san hô. Giá cá mú và cá hàng chài khai thác tự nhiên ở các rặng san hô trong các bể của các nhà hàng cao cấp tại Bắc Kinh dao động từ 100 – 300 USD/kg. Ngành kinh doanh này đang dịch chuyển tới các nhà hàng gần nguồn khai thác hơn, chính là Đông Nam Á.
Chìa khóa để đảo ngược sự sụp đổ sinh thái, theo báo cáo, là các tàu khai thác đăng ký số hiệu Hong Kong, khai thác trái phép cá tại các rặng san hô từ Đông Nam Á và buôn lậu vào Trung Quốc đại lục qua Hong Kong. Khoảng 60% cá cập cảng Hong Kong cuối cùng sẽ được đưa đến Trung Quốc đại lục, chủ yếu là qua kênh buôn lậu biên giới, báo cáo cho hay.
Hong Kong cần thay đổi các quy định hiện hành đang bỏ sót ghi nhận hoạt động nhập khẩu cá sống khi Tổ chức Marketing Cá của thành phố này hiện chỉ ghi nhận nhập khẩu cá “đã chết” hoặc đông lạnh. Ghi chép các lô hàng thủy sản sống sẽ giúp theo dõi tốt hơn việc giao dịch các loài cá tự nhiên khai thác ở rặng san hô. Vấn đề có thể trầm trọng hơn chỉ tại Hong Kong – nơi từng là thánh địa cho các khách du lịch Trung Quốc đại lục, nay đã suy yếu. Du khách Trung Quốc đại lục nay mở rộng phạm vi lựa chọn và năm 2017, họ đã có 150 chuyến du lịch nước ngoài, chi tiêu tới 115 tỷ USD.
Các nhà nhập khẩu và kinh doanh thủy sản tại Bangkok cho biết du khách Trung Quốc là động lực tiêu dùng thủy sản chính trong những năm gần đây. Tiêu dùng của nhóm khách du lịch đông đảo nhất thế giới này tập trung tại Đônh Nam Á và đó là nơi phần lớn tiêu dùng – lẫn giáo dục ý thức – cần diễn ra, đặc biệt là khi du khách và những người Trung Quốc nghỉ hưu trở thành động lực kinh tế chính của khu vực này.
Du lịch nước ngoài là một phong vũ biểu cho vận động xã hội của nhiều người Trung Quốc. Chính phủ của chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc tiếp tục leo lên cao hơn các nấc thang kinh tế trong những thập kỷ tới để đạt tới cái mà ông gọi là “vị thế thu nhập cao” và “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại” đến năm 2035 và “một nước xã hội chủ nghĩa giàu có, quyền lực” đến năm 2050. Tăng trưởng thu nhập là cốt lõi đối với các nhà lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đang muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình – khi giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chất dứt trước khi thu nhập đạt mốc cao.
Nhiều người Trung Quốc giàu có – những người tiêu dùng thủy sản mạnh nhất của nước này – lại đang du lịch đâu đó tại châu Á và dành các kỳ nghỉ của họ tại đây. Tiền của Trung Quốc đang đổ ra ở rất nhiều khu vực châu Á. Dự án bất động sản “Forest City” trị giá 100 tỷ USD tại thành phố Johor của Malaysia đang được tầng lớp trung lưu Trung Quốc cọi như ngôi nhà thứ hai ở nước ngoài. Tương tự, dự án đối tác trị giá 1 tỷ USD giữa công ty xây dựng thuộc sở hữu chính phủ Trung Quốc là Metallurgical Corporation of China (MCC) và MNC Land của Indonesia đang lên kế hoạch cho một khu vực cực kỳ rộng lớn ở ngoại ô Jakarta dành cho khách sạn, khu mua sắm và phát triển các khu vực dân cư.
Giàu có hơn người dân địa phương, những người Trung Quốc ngoại quốc này sẽ chi những khoản tiền lớn, bao gồm cả đi ăn hàng, Họ cũng sẽ dễ tiếp cận hơn với đối thoại – những thông điệp có chủ đề, xét đến báo chí và xã hội tại Indonesia, và ở mức độ thấp hơn tại Malaysia và Thái Lan, đều tự do hơn tại Trung Quốc, cho phép các cuộc tranh luận và thảo luận. Các chiến dịch bảo tồn sẽ phải thích ứng với các xu hướng mới này.
Các chuỗi khách sạn quốc tế có thể đóng vai trò chính trong nỗ lực này, do những người Trung Quốc sành thương hiệu có thể quen thuộc với sự hiện diện của họ tại Trung Quốc và nhiều người đã lưu trú tại các khách sạn của chuỗi này khi du lịch tới Đông Nam Á. Marine Stewardship Council (MSC) đã tìm ra cầu nối khi đặt mối quan hệ đối tác với Shangri La Hotels and Resorts. Các nhà bán lẻ và các công ty kinh doanh du lịch nghỉ lễ có thể là đối tượng tiếp theo cho các chiến dịch thúc đẩy thủy sản bền vững.
Tóm lại, người tiêu dùng thủy sản Trung Quốc đang là động lực ngày càng sâu rộng chi phối các xu hướng tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á. Thế hệ du khách mới này đã chín muồi cho giai đoạn chuyển đổi sang thói quen ăn uống thủy sản bền vững, nhưng đặt cược sẽ cao. Số phận của môi trường biển của khu vực Đông Nam Á đang ngàn cân treo sợi tóc.
Theo Seafood Source (gappingworld.com)