Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cargill xây dựng trung tâm ứng dụng công nghệ cho phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam
28 | 05 | 2018
Cargill đang tập trung vào sản xuất tôm với một cơ sở nghiên cứu và trình diễn thử nghiệm mới tại Bạc Liêu – tỉnh sản xuất tôm lớn của Việt Nam.

Trung tâm Ứng dụng Công nghệ (TAC) đã mở cửa hoạt động từ cuối tháng 4, được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ngành tôm, tại Việt Nam. “Việt Nam là thị trường quan trọng và đang tăng trưởng cho ngành nuôi trồng thủy sản; đồng thời là thị trường chính về cả thức ăn cho tôm và cá của Cargill”.

Doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp lớn của Mỹ này đã hoạt động tại Việt Nam 23 năm và có 11 địa điểm sản xuất tại Việt Nam. Việc mở cửa trung tâm nghiên cứu thứ hai tại Việt Nam cho thấy mức độ quan tâm tới thị trường này và vai trò mà Cargill mong muốn đối với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu mới này nằm trên diện tích 1,2ha và bao gồm 15 hồ nuôi, một trung tâm tập huấn và một điểm nghiên cứu.

Trung tâm này là trung tâm thứ 3 thuộc loại này tại Đông Nam Á và thứ hai tại Việt Nam. Cargill đã có một địa điểm nghiên cứu và trình diễn tại Tiền Giang, Việt Nam và một trung tâm khác tại Ấn Độ. “TAC Cargill mở cửa hoạt động tại Tiền Giang vào năm 2017, tập trung vào cá – cá rô phi, cá lóc, cá rô,… – và các loài nuôi mới như ếch”, bà cho hay. “Với TAC mới tại Bạc Liêu, trung tâm nuôi tôm tại Việt Nam, Cargill hiện cũng tập trung vào tôm”.

Các thách thức dịch bệnh

TAC mới này sẽ nhận được hỗ trợ từ mạng lưới các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Cargill và các nghiên cứu đã hoàn thành tại các TAC khác trên khắp Đông Nam Á.

Cơ sở này được giao nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ phát triển sản phẩm, mở rộng các lựa chọn cho các nhà sản xuất tôm, theo người phát ngôn của Cargill cho hay, đồng thời mang đến công nghệ TACN mới từ các trung tâm đổi mới công nghệ nuôi trồng thủy sản toàn cầu của Cargill tại Mỹ, Na Uy và Chile để giải quyết các thách thức liên quan đến dịch bệnh mà nông dân Việt Nam đang đối mặt. “Các công nghệ nuôi mới sẽ được thử nghiệm cùng với các công thức thức ăn cải tiến mới, mang lại một ngành nuôi tôm tiên tiến hơn”.

Theo Food Navigator (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường