Trong khi chế biến, một nhà máy sản xuất 5 – 8 tấn hàng ngày. Trên thị trường nội địa, lượng da cá tra này được bán với giá 10.000 VNĐ/kg – tương đương 0,45 cent/kg – để sản xuất TACN, nhưng từ năm 2017, doanh nghiệp Cỏ May tại tỉnh Đồng Tháp đã bắt đầu xuất khẩu da cá tra sang Singapore với giá 22.000 – 24.000 VNĐ/kg – khoảng 1 USD/kg – để sản xuất đồ ăn vặt và bán với giá 136.000 VNĐ (6 USD) cho một gói nhỏ trọng lượng 230gr. Công ty xuất khẩu 50 – 60 tấn da cá tra hàng tháng và có kế hoạch mở rộng cả sản xuất cá tra và xuất khẩu da cá tra. Công ty cũng tiến hành nghiên cứu về nhu cầu tại nhiều thị trường khác nhau như EU, Singgapore và Malaysia và xây dựng một nhà máy sản xuất đồ ăn vặt từ da cá tra.
Nhà chế biến cá tra Vĩnh Hoàn cũng đã xây dựng một nhà máy sản xuất 2.000 tấn collagen hàng năm từ da ca tra. “Mỗi kg collagen có giá 25 USD trên thị trường thê giới trong khi giá da cá tra chỉ dao động khoảng 1 USD/kg”, theo người phát ngôn của Vĩnh Hoàn cho hay. Công ty đã thu về 1 triệu USD từ xuát khẩu da cá tra trong năm 2017, và có kế hoạch tăng giá trị xuất khẩu da cá tra lên 5 triệu USD trong năm 2018. Với 2,6kg cá tra nguyên liệu chỉ sản xuất được 1kg cá tra phile, phần còn lại của con cá được xem là phần thừa thải và các nhà máy chế biến có trách nhiệm xử lý 700.000 tấn hàng năm. Người phát ngôn của Vĩnh Hoàn cho biết: “Nếu lượng chất thải này được đưa đi chế biến thì có thể mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp. Nếu không thì chúng sẽ trở thành gánh nặng cho môi trường”.
Giá cá tra phile tại EU và Mỹ hiện rất thấp, chỉ khoảng 2,6 USD/kg, trong khi chi phí chế biến đã tăng gấp đôi, nghĩa là lợi nhuận của các nhà xuất khẩu hiện ở mức rất thấp. Nhiều nhà xuất khẩu cá tra đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm chủ yếu để phục vụ thị trường nội địa.
Bên cạnh thịt cá tra, phần mỡ được chế biến thành dầu và dạ dày cá tra là món ăn được ưa chuộng, trong khi các phần khác chủ yếu được bán làm TACN. Một số phần khác có thể sử dụng để sản xuất collagen và nhiên liệu sinh học.
Công ty chế biến thủy sản Gò Đàng đã xây một nhà máy chế biến phần thừa, thải của cá tra và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc. Nhưng với hơn 100 nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL nói riêng, đây vẫn là một con số nhỏ bé các nhà máy chế biến phần thừa thải từ chế biến phile cá. “Các cơ quan chức trách nên hỗ trợ xuất khẩu các phần thừa, thải và giải quyết các khía cạnh môi trường”, theo người phát ngôn của Vĩnh Hoàn nhấn mạnh.
Theo VNS