Sáng kiến này có tên là ASC Improver Program (AIP), tìm cách thu hút các nhà sản xuất thủy sản tham gia, vượt trên mục tiêu đạt chứng nhận ASC, ngay cả khi cuối cùng họ vẫn quyết định không theo đuổi việc đạt chứng nhận này. “Cho tới nay vẫn chưa có hướng dẫn cho người sản xuất cách cải thiện các thực hành nuôi để họ có thể đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn ASC, nhưng Improver Programme sẽ giúp kết nối khoảng cách này”, theo Roy van Daatselaar, giám đốc hỗ trợ các sản xuất của ASC cho hay.
Theo ông Roy van Daatselaar, ASC hy vọng thu hút những nông dân nuôi quy mô nhỏ, đặc biệt là tại châu Á, thông qua dự án mới AIP. “Ngành nuôi trồng thủy sản có rất nhiều nhà sản xuất nhỏ, đặc biệt là tại châu Á, và cung cấp hướng dẫn cho những nhà sản xuất này cách cải thiện thực hành nuôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh của ASC để nâng cao tiêu chuẩn chung của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu”.
Sáng kiến AIP sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất kiến thức chuyên môn và mạng lưới cũng như khuyến khích các tiếp cận hợp tác để cải thiện ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu nsoi chung. “Nông dân tham gia AIP sẽ được ASC hỗ trợ, được cấp quyền tiếp cận các công cụ và các mạng lưới để giúp họ thành công trong khóa học trực tuyến của ASC. AIP sẽ mở cho cả các nhà sản xuất muốn đạt chứng nhận ASC và những nhà sản xuất đơn thuần chỉ muốn cải thiện các thực hành sản xuất mà không tham gia chứng nhận”, ASC thông báo trong một thông cáo báo chí trong lễ triển khai dự án.
Nông dân lẻ, nhóm các nhà sản xuất và các chính quyền địa phương tất cả đều được khuyến khích hợp tác theo kim tự tháp AIP, một mô hình mà chính phủ Việt Nam và WWF Việt Nam đang áp dụng. Hai bên đã hợp tác trong một phần dự án AIP để tạo ra một tiêu chuẩn chung giữa VietGAP, chứng nhận của Việt Nam và các chứng nhận ASC cho tôm và cá rô phi.
Các nhà sản xuất quy mô nhỏ chiếm tổng cộng 85% tổng sản lượng tôm của Việt Nam, và hướng dẫn thông qua dự án AIP nhằm “giúp nông dân nuôi tôm cải thiện thực hành nuôi, qua đó có tác động lớn tới các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản nói chung”, ASC cho biết.
Cơ quan chứng nhận này công nhận sự tiến bộ và mối quan hệ đối tác với Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, ASC thông báo sẽ hợp tác với Tổng cục Thủy sản Việt Nam (D-Fish) và WWF Việt Nam cung cấp các văn bản hướng dẫn nhằm hỗ trợ những nông dân đã được chứng nhận VietGAP tiến tới đạt chứng nhận ASC. “Tham chiếu ASC – VietGAP sẽ so sánh tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, VietGAP, và các tiêu chuẩn ASC đối với tôm, cá tra và cá rô phi, cho phép các trại nuôi đã đạt chứng nhận VietGAP chuyển đổi sang chứng nhận ASC theo cách càng hiệu quả càng tốt”, ASC cho biết.
Theo Seafood Source