Giá nông sản không công bằng
Phát biểu trong hội nghị “Nền kinh tế trong năm bầu cử” do Observers Research Foundation tổ chức, ông Narayan cho biết vấn đề tiềm ẩn là sản xuất dư thừa và nông dân bán ra với cái giá không công bằng cho họ. Các chính phủ bang đang không làm đủ mạnh để tạo ra các thị trường nông sản cho nông dân. Rất ít cải thiện có thể diễn ra trong ngắn hạn, nghĩa là áp lực lên ngành nông nghiệp sẽ chỉ ngày một tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, về dài hạn, một giải pháp không thể tránh khỏi: Ấn Độ sẽ mở cửa nông nghiệp vào thương mại quốc tế, mang đến cho nông dân cơ hội xuất khẩu nông sản. Ông Narayan, từng là Bộ trưởng Tài chính, nhấn mạnh rằng Ấn Độ từng phản đối việc mở cửa thương mại quốc tế đối với ngành nông nghiệp, lo ngại các nước phát triển sẽ đổ hàng ào ạt vào thị trường Ấn Độ và gây áp lực lớn cho nông dân nước này.
Tuy nhiên, ngày nay, nhiều hàng hóa mà các nước phát triển từng muốn xuất khẩu sang Ấn Độ, thì nay họ lại đang nhập khẩu từ Ấn Độ. Ông Narayan dẫn chứng các mặt hàng hạnh nhân và các loại đậu lăng.
Mặt khác, tự do hóa thương mại nông sản sẽ giúp các nông sản Ấn Độ tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn. “Trừ khi bạn mở ra một thị trường, thì không có giải pháp nào khác”, ông phát biểu. Tháng 12/2018, chính phủ Ấn Độ đã thông qua chính sách xuất khẩu nông sản, theo đó đặt mục tiêu tăng xuất khẩu nông sản lên 60 tỷ USD đến năm 2022.
Ông Narayan cho rằng xóa nợ chỉ là một giải pháp ngắn hạn và chính sách này chỉ làm yếu đi tình hình tài khóa của các chính phủ bang, khiến họ còn lại nguồn ngân sách ít ỏi hơn cho các hoạt động phát triển khác. Mặt khác, áp lực lớn lên hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến di cư từ nông thôn ra thành thị, buộc các chính quyền bang phải tăng cường cơ sở hạ tầng điện nước. Nhưng họ không còn nhiều nguồn ngân sách cho các hoạt động này.
Quản lý đô thị sẽ tiếp tục ngày càng khó khăn. Ông Narayan quan sát thấy số thành phố Ấn Độ có dân số hơn 1 triệu người đã tăng mạnh trong thập kỷ qua.
Theo The Hindu Business Line