Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
"Điểm nghẽn" đầu tư FDI vào nông nghiệp
11 | 12 | 2018
Được xem là động lực của nền kinh tế nhưng nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp thì đầu tư FDI đang là một điểm nghẽn trong thu hút đầu tư của Việt Nam.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì trong tổng số khoảng 7.600 doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay, có 89% thuộc khu vực ngoài Nhà nước, 8% thuộc khu vực Nhà nước và chỉ có 3% thuộc khu vực FDI.

Nếu so với tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới và hiện có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/ năm trở lên thì câu hỏi được đặt ra là tại sao các nhà đầu tư FDI lại chưa mặn mà với nông nghiệp Việt Nam.

ThS. Dương Thị Trang, Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh cho rằng hiện dòng vốn dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế. Năm 2017, Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 13 với 0,163 tỷ USD chiếm 0,49% tổng vốn FDI. Lũy kế đến nay, số vốn đầu tư FDI vào ngành Nông nghiệp thì số vốn này chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. Hiện có có hơn 50 quốc gia và cùng lãnh thổ đầu tư trong lĩnh vực nông lâm thủy sản tại Việt Nam, dẫn đầu là Nhật Bản.

Về những hạn chế trong thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam bà Trang cho rằng có một số hạn chế lớn như chính sách ưu đãi như hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực mới chỉ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, chưa áp dụng đối với doanh nghiệp FDI nên các nhà đầu tư còn hạn chế trong việc đầu tư. Quy mô đất đai nông hộ nhỏ lẻ và manh mún, không có diện tích lớn dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa, đồng bộ khoa học kỹ thuật cũng là một hạn chế bên cạnh việc chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo. Một khó khăn đáng kể nữa là việc thủ tục hành chính hiện còn rườm rà, phức tạp và kết nối hộ nông dân với doanh nghiệp còn khó khăn.

Về đầu tư FDI vào ngành thủy sản, một ngành được xem là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Văn Sánh, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, ĐH Cần Thơ cho biết đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thủy sản, đến nay mới chỉ  có khoảng 70 dự án FDI với hơn 310 triệu USD vốn đăng ký tập trung vào các ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản, thức ăn và giống thủy sản. Các dự án có quy mô nhỏ, bình quân chỉ  hơn 4,4 triệu/dự án nằm rải rác tại các địa phương có thế mạnh về tiềm năng phát triển thủy sản.

Cũng theo ông Sánh thì các đối tác FDI đến từ 18 quốc gia và vùng l lãnh thổ đang có dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam chủ yếu từ các công ty vừa và nhỏ từ khu vực châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật  ản, Đài Loan ... chiếm hơn 70% tổng vốn đăng ký) đang hoạt động theo mục tiêu và nhu cầu riêng rẽ của từng doanh nghiệp, thiếu đi sự liên kết trong chuỗi cung ứng và sản xuất.

Như vậy, bài toán thu hút FDI chất lượng, quy mô nhằm tạo sức bật cho ngành nông nghiệp vẫn đang cần tìm lời giải.

Về kinh nghiệm của Thái Lan, ông Đặng Kim Sơn, Chuyên gia chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng khác với Việt Nam, Thái Lan phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất để tạo sức cạnh tranh cho lợi thế nông nghiệp sẵn có. Trung tâm Dịch vụ xuất khẩu nông sản một cửa  (POSSE ) giúp nhà xuất khẩu trái cây thủ tục hải quan, chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch thực vật, an toàn vệ sinh, dịch vụ chiếu xạ , kho vận, đóng gói, tư vấn thị trường, luật lệ...  ngay tại chỗ. Nông nghiệp chế biến nông sản là ngành ưu tiên mũi nhọn được khuyến  khích bởi chính sách miễn giảm thuế thu nhập, thuế kinh doanh, thuế lợi tức. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nông nghiệp được miễn giảm 50% thuế nhập  khẩu máy móc, thiết bị. Đặc biệt, các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất  khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Lâm Đông hiện là địa phương hiện đứng đầu cả nước thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trong nông nghiệp. Tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đến nay Lâm Đồng có khoảng 1500 doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn; bên cạnh thu hút dự án đầu tư trong nước, việc thu hút các dự án FDI  cũng luôn được tỉnh quan tâm thu hút có hiệu quả; đến nay đã thu hút được 77 doanh  nghiệp đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 326 triệu USD.

Kinh nghiệm được TS. Phạm S chỉ ra là bám sát quyết định Số: 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản; đến nay tỉnh đã có 20 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đặc biệt t nh đ  xây dựng và phát triển thương hiệu: Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành với nguồn ngân sách đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, đây là thương hiệu nông sản có giá trị đầu tư lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Như vậy, có thể thấy bên cạnh các chính sách của Chính phủ thì sự chủ động của các địa phương cũng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp



Báo cáo phân tích thị trường