Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành gỗ chinh phục thị trường 200 tỉ USD
08 | 05 | 2019
Việt Nam hiện xếp 5 thế giới về giá trị xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sau Trung Quốc, Đức, Ý và Ba Lan. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của ngành chỉ chiếm 6% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu (140 tỉ USD). Ngành gỗ Bình Dương và cả nước có cơ hội tăng giá trị xuất khẩu, khi dự đoán tới năm 2025 giá trị ngành gỗ sẽ đạt 20 tỉ USD

Cơ hội vàng Thủ tướng chính phủ đã đặt ra mục tiêu 20 tỉ USD xuất khẩu cho ngành gỗ cả nước vào năm 2025 và xa hơn Việt Nam sẽ trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới. Mục tiêu này không quá xa vời đối với hơn 4.500 Doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Hiệp định CPTPP đã mở ra cơ hội rất lớn cho ngành gỗ cả nước ở các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mexico... khi các dòng thuế suất sẽ giảm theo đúng cam kết của các thành viên CPTPP. Bên cạnh đó các nước như Trung Quốc, 6 nước thành viên ASEAN không tham gia thị trường CPTPP sẽ giúp ngành gỗ cả nước thêm nhiều cơ hội phát triển. Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cho hay, Bình Dương có khoảng 1.500 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, trong đó có 450 doanh nghiệp FDI và 1.150 doanh nghiệp nội địa. Điểm sáng của ngành gỗ tỉnh nhà chính là sự lớn mạnh của doanh nghiệp nội địa trong thời gian qua. Năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng của doanh nghiệp nội đạt 10,21%, trong khi đó tăng trưởng của doanh nghiệp FDI là 8,97%. Rõ ràng Hiệp định CPTPP đã bắt đầu tác động tích cực nhiều hơn đến thị trường đồ gỗ cả nước. Ông Nguyễn Liêm - Cty cổ phần gỗ Lâm Việt chia sẻ, mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ cả nước là đạt giá trị 20 tỉ USD vào năm 2025 (chiếm 10% thị trường đồ gỗ toàn cầu) là hoàn toàn khả thi. Theo ông Liêm nếu có chiến lược và nhạy bén hơn, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nghĩ đến chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa dịch vụ ngành gỗ lên đến 450 tỉ USD trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra thị trường nội địa ngành gỗ cũng rất đáng được quan tâm khi có giá trị 4 tỉ USD/năm hiện đang bị bỏ ngỏ, chưa được các doanh nghiệp khai thác triệt để. Rõ ràng với việc tham gia CPTPP, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngành gỗ cả nước đang đứng trước cơ hội vàng. Nguồn nguyên liệu cần dồi dào Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), chỉ số phát triển toàn ngành chế biến gỗ Việt Nam luôn được duy trì ở mức từ 8 - 15%/năm. Nếu như năm 2000 giá trị kim ngạch của ngành chỉ đạt 220 triệu USD thì năm 2018 đã là 9 tỉ USD, bình quân mỗi năm tăng trưởng hơn 440 triệu USD. Tương ứng với tốc độ tăng trưởng trên thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng rất ấn tượng. Đến nay ngành chế biến gỗ Việt Nam đã có gần 100 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt 26 - 200 triệu USD/năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm đều tăng từ 5-7% so với năm trước. Theo báo cáo của Tổng cục lâm nghiệp - Bộ NN và PTNT năm 2018 khối lượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu nước ta đạt khoảng 35 triệu m3 từ nhiều nguồn như gỗ khai thác rừng trồng trong nước, gỗ khai thác vườn nhà, gỗ cao su... nhưng ngành gỗ vẫn phải nhập khẩu hơn 8 triệu m3 gỗ nguyên liệu.



Báo cáo phân tích thị trường