Dịch tả heo châu Phi khiến nhu cầu thịt động vật khác tăng
"Dịch tả heo châu Phi (ASF) dự kiến sẽ làm giảm tới 35% sản lượng thịt heo Trung Quốc, dẫn đến nhu cầu về các loại protein từ động vật khác tăng cao", ông Sandy Chen, Chuyên viên phân tích cao cấp ngành sữa tại Rabobank, cho biết.
"Nhu cầu thịt bò tăng cao có thể kiềm hãm sản xuất sữa bò Trung Quốc nếu gia tăng sản xuất giết bò sữa lấy thịt, để bù đắp vào khoảng trống nhu cầu protein động vật", ông Sandy Chen chia sẻ.
Bà Mary Ledman, đồng nghiệp của Sandy Chen dự báo báo suy giảm số lượng heo tại Trung Quốc khoảng từ 54.500 đến 72.500 tấn nhu cầu đường lactose trong thức ăn của heo con.
Tình huống dịch tả heo tại Trung Quốc có tác động kép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu whey (sản phẩm phụ của việc sản xuất phô mai hoặc casein và có một số ứng dụng thương mại - PV), sữa tách béo và đường lactose của Mỹ, nhất là khi thị trường lớn nhất thế giới về thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ sữa bị thu hẹp và khả năng cạnh tranh của Mỹ bị suy giảm do ảnh hưởng của thuế quan gây ra bởi chiến tranh thương mại.
Trung Quốc là nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng toàn cầu. Dịch bệnh hiện tại dự kiến làm suy giảm sản lượng thịt heo Trung Quốc từ 25% đến 30%, dẫn đến suy giảm đáng kể nhu cầu về protein tự động vật và thức ăn chăn nuôi.
Dịch tả heo châu Phi ảnh hưởng đến ngành sữa
Dự kiến việc hồi phục chăn nuôi heo tại Trung Quốc có thể mất vài năm bởi nguy cơ dịch bệnh có khả năng tái diễn.
Trong khi đó nhu cầu thịt bò tăng cao có thể kìm hãm sản xuất sữa bò nếu giả định việc giết bò cũng tăng tương ứng với nhu cầu này.
Tuy nhiên, ít heo hơn cũng đồng nghĩa nhu cầu về các thành phần sữa như sữa tách béo, bột váng sữa, đạm váng sữa và đường lactose cũng suy giảm tương ứng. Những thành phần này thường được sử dụng trong quá trình chăn nuôi heo. Nhu cầu suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành các sản phẩm từ bơ sữa.
Thông thường khi sản lượng sữa Trung Quốc giảm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến giá sữa toàn cầu trong dài hạn, tuy nhiên áp lực suy giảm nhanh đối với các sản phẩm tinh bột, đạm được dự kiến sẽ có nhiều tác động tức thời đến giá sữa quốc tế. Ảnh hưởng này được thấy rõ ràng hơn ở các quốc gia xuất khẩu sữa.
Từ năm 2016 đến 2018, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu 530.000 tấn váng sữa và sữa tách béo, bên cạnh 84.000 tấn đường lactose cho mục đích chăn nuôi và làm thực phẩm. Khoảng nửa sản lượng nhập khẩu này đã được định sẵn để đưa vào khẩu phần ăn của heo.
Với quy mô đàn heo bị thu hẹp ở nhiều nơi ở Trung Quốc, nhu cầu khẩu nhập các sản phẩm đạm và đường lactose tại quốc gia này cũng sẽ giảm theo tương ứng.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng