Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá cà phê sụt giảm đem đến vụ mùa đắng cho người di cư Trung Mỹ
08 | 08 | 2019
Cuối năm 2018, Jamaica Mario Lopez, một nông dân trồng cà phê ở miền Trung Honduras trả tiền cho một tay buôn người để giúp đưa sang Mỹ nhằm tránh cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra tại quê nhà.

Giữa tháng 11, Lopez và cô con gái 12 tuổi  đã có một chuyến đi mạo hiểm 35 ngày xuyên Mexico sau khi cơn khủng hoảng giá cà phê đã khiến việc kinh doanh của gia đình, thứ mà anh đã dành tâm huyết cả đời, bị tan nát.

“Chồng tôi đã phải di cư vì nợ nần và cũng bởi cà phê đã không còn giúp chúng tôi kiếm được miếng ăn.” Carmen Andino nói trước cửa của một căn hộ nhỏ ở La Colonia.

Và Lopez cùng con gái đã đến Mỹ ngay trước thềm giáng sinh vài ngày.

Từ đó trở đi, Lopez đều đặn gửi tiền về cho vợ và ba người con đang sống tại La Colonia, một vùng nông thôn ở miền trung Honduras với nên sinh kế chính là trồng cà phê, ngành xuất khẩu nông sản chính của nước này.

“Với giá bán ra không thể bù đắp chi phí sản xuất, nông dân ở nhiều nơi không có việc để làm, các đồn điền từng là sinh kế của nhiều hộ gia đình giờ bị bỏ hoang vì không thể duy trì.” Carmen nói thêm.

Giá cà phê quốc tế trong tháng 5 đã chạm mức thấp nhất trong 13 năm, phần lớn do sản lượng tăng mạnh ở Brazil và Việt Nam, mặc dù giá đã có dấu hiệu phục hồi.

Câu chuyện của Lopez là ví dụ điển hình trong số hàng trăm người trồng cà phê arabica ở khắp Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua. Người dân ở những khu vực này có xu hướng di cư đến Mỹ mặc cho lệnh cấm di cư bất hợp pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong 8 tháng đầu năm tài chính của Mỹ bắt đầu vào tháng 10/2018, số người di cư bị giam giữ hoặc từ chối nhập cảnh tại biên giới Mỹ - Mexico đã vượt quá con số 570.000, nhiều hơn tổng số của cả năm trước, theo Reuters.

Phần lớn những người di cư đến từ Trung Mỹ.

Khu vực này chiếm 10% sản lượng arabica thế giới, một loại cà phê chất lượng cao được sử dụng để pha chế espresso và những sản phẩm đồ uống cao cấp. Việc kinh doanh cà phê chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội ở Honduras.

Các quan chức vẫn đang đánh giá tác động của tình trạng này, vốn làm tổn thương ngành công nghiệp cà phê đang cung cấp việc làm cho hàng trăm nhân công ở một số quốc gia nghèo nhất châu Mỹ.

Hành trình gian nan

"Chúng tôi không bán được cà phê. Cà phê không mang lại lợi nhuận cho bất cứ người trồng nào", theo ông David Ramirez, 55 tuổi, một nông dân trồng cà phê ở Camotan, phía đông nam Guatemala, một trong những vùng sản xuất cà phê chính của đất nước.

Vào đầu năm 2019, ông Ramirez đã trả một khoản tiền 2.600 USD để đưa con út Delmi, 17 tuổi đến Mỹ vì cô không thể tìm được việc làm ở Guatemala.

“Chúng tôi không có tiền do khủng hoảng cà phê. Một phần bởi con gái tôi, Delmi rời đi Mỹ song lại mất bên đó vì ốm.” Ramirez cho biết khi ngồi trong căn nhà làm bằng gạch và bùn trong khu vườn trồng cà phê.

Ông Ramirez, đang phải trồng ngô để trả nợ, cho biết rất nhiều người đã di cư đến Mỹ để tìm kiếm một tương lai tốt hơn. Song hầu hết mọi người vẫn cố gắng ở lại gửi con đi lên phía bắc để tiếp tục trồng cà phê, hy vọng giá sẽ tốt hơn.

Tại Honduras, chính phủ đang xây dựng kế hoạch cung cấp tài chính và máy móc mới cho nông dân trồng cà phê nhưng nhiều người cho rằng kế hoạch rủi ro này khiến họ mắc nợ nhiều hơn.

Ông Dagoberto Suazo, Phó chủ tịch Hiệp hội cà phê của Honduran, cho biết những gì người trồng cà phê cần là phân bón cho đồn điền và thu nhập để nuôi sống gia đình.

Cà phê từ lâu đã trở thành trụ cột của sự phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực nghèo giữa miền Nam Mexico và Panama, được biết đến với cái tên "Corroror Seco" hay Dry Corridor, một dải đất chịu thiệt hại nặng nề trong những năm gần đây.

Gần một nửa các khu vực sản xuất cà phê được canh tác trong hơn 25 năm qua khiến đất trở nên già nua, cằn cỗi. Điều đó đã thúc đẩy sự trợ giúp từ các hiệp hội sản xuất cà phê quốc gia để đảm bảo việc canh tác tốt hơn.

Nhưng những người sản xuất đang phải đối mặt khó khăn khác là hiệu ứng ngược từ thế hệ sau này.

“Lũ trẻ không còn muốn cả đời trồng cà phê.”  Luisa Fernanda Correa, quản lyscuar Anacafe, hiệp hội đại diện cho người trồng cà phê của Guatemalan cho biết.

“Nếu lũ trẻ thấy bố mẹ chúng không thành công thì chúng cũng không muốn theo chân họ. Chúng muốn có một công việc nào khác tốt đẹp hơn.”



Theo Reuters
Báo cáo phân tích thị trường