Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, giá arabica giảm mạnh do nguồn cung dồi dào từ Brazil (nhà sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này hàng đầu thế giới) và đồng real suy yếu. Động lực để giá tăng trong những tuần qua là nhu cầu mua hàng quá mức vào cuối năm 2019 và mức biến động lịch sử 29,34% chỉ cao hơn mức trung bình của năm.
Nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp tiếp tục tăng do sự gia tăng dân số trên thế giới. Hơn nữa, sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á và đặc biệt là Trung Quốc trong 20 năm qua đã thay đổi cách tiêu dùng của người dân. Ngày nay, số người tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc liên tục tăng lên khi cà phê tiếp tục chiếm thị phần tiêu thụ từ trà.
Đồng thời, nguồn cung cũng là một vấn đề lớn với ngành cà phê. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Brazil và các quốc gia sản xuất hàng đầu khác ảnh hưởng đến sự sẵn có và giá cà phê.
Hơn nữa, các bệnh như gỉ sắt khiến năng suất giảm. Trong những tháng cuối năm 2019, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết sản lượng cà phê arabica của Brazil chịu thiệt hại nặng nề, điều này đã tạo ra lực đẩy khiến giá trên thị trường tương lai tăng.
ICO dự báo nguồn cung cà phê trong năm 2020 sẽ thấp hơn kết hợp với nhu cầu tăng, có thể tạo tiền đề cho một đợt tăng giá đáng kể nếu giá trị đồng tiền Brazil cải thiện.
Cũng theo nguồn này, hàng hóa mềm (như cà phê, ca cao, đường, ngô, lúa mì, đậu tương, trái cây và chăn nuôi) rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực. Giá của các nhóm hàng hóa này có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc giảm một nửa chỉ trong khoảng thời gian tương đối ngắn.
Cà phê đang bước vào thập kỉ mới sau khi phục hồi đáng kể trong những tháng cuối năm 2019. Triển vọng đến năm 2020 phụ thuộc vào giá trị của đồng real Brazil so với đồng USD và nguồn cung từ Brazil và quốc gia sản xuất khác.
 
Trong khi tình trạng thị trường tiền tệ, thời tiết và bệnh dịch không ổn định, năm 2020 tốc độ tiêu thụ cà phê sẽ gia tăng vượt bậc. Nhu cầu tăng tiếp tục là nền tảng cho giá cà phê và gần như tất cả của các sản phẩm nông nghiệp khác giao dịch trên thị trường giao sau trên toàn cầu.