Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
FAO: Virus corona phủ bóng đen lên triển vọng thị trường tôm năm 2020
27 | 02 | 2020
Triển vọng thị trường tôm toàn cầu năm 2020 bị phủ bóng đen bởi sự bùng phát virus corona tại Trung Quốc, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho hay.

Do bùng phát virus corona tại Trung Quốc, tiêu thụ tôm trong dịp tết Nguyên đán tại nước này thấp hơn thông thường và dự báo tình hình thị trường ảm đạm trong những tháng tới, theo báo cáo của FAO. Để chuẩn bị cho các dịp mừng năm mới vào tháng 1/2020 theo lịch âm, nhập khẩu tôm vào Trung Quốc ở mức cao trong suốt quý 4/2019, đưa kim ngạch nhập khẩu năm 2019 vượt 700.000 tấn, theo FAO. Tuy nhiên, sau khi virus corona bùng phát, các nhà chức trách Trung Quốc đã khuyến nghị các gia đình giảm thiểu các hoạt động ngoài trời, dẫn tới doanh thu tại nhà hàng- khách sạn giảm mạnh, biến hàng loạt thành phố trên khắp Trung Quốc trở thành thành phố ma. Theo báo cáo, tồn kho tôm khó tiêu thụ tại Trung Quốc hiện nay ở mức cao và không có dấu hiệu suy giảm trong tương lai gần, FAO nhấn mạnh.

Tại Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất cho tôm nuôi tại châu Á, kế hoạch sản xuất năm 2020 đang trở nên rất khó khăn cho các nông dân nuôi tôm châu Á, khi vụ tôm sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4. Tìn hình tương tự cho các nhà sản xuất Mỹ Latin, khi các nguồn cung vẫn ở mức cao khi vụ sản xuất kết thúc vào tháng 2 và mùa thu hoạch sắp tới sẽ diễn ra vào tháng 5 – 6, theo FAO.

Với tình hình này, nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2020, có thể giảm so với năm 2019, FAO nhận định thêm. Về thương mại quốc tế, các nhà xuất khẩu sẽ đồng loạt đẩy mạnh sang các thị trường Mỹ và EU cho tới khi tiêu thụ tại Trung Quốc quay trở lại bình thường. Xu hướng này khiến giá tôm “liên tục gặp áp lực giảm từ các thị trường này và có thể sẽ thực sự yếu đi”.

Nhìn chung, nhu cầu tôm tại Nhật Bản thường yếu đi sau kì nghỉ năm mới. Tuy nhiên, nhu cầu đối với tôm bóc vỏ, được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng mì, có vẻ tốt trong những tháng mùa đông năm 2020, FAO nhấn mạnh thêm rằng nhu cầu sẽ tăng đối với tất cả các sản phẩm tôm chế biến hoặc sản phẩm GTGT cao nhờ vào mùa lễ hội Nhật Bản diễn ra trong tháng 4 – 5.

Sản xuất tôm tại Mỹ Latin tăng vọt

Năm 2019, sản xuất tôm nuôi duy trì ổn định tại châu Á, nhưng tăng mạnh tại Mỹ Latin, FAO cho hay.

Tại Trung Quốc, nước sản xuất tôm nuôi lớn nhất thế giới, sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2019 giảm so với năm 2019. Tại Ấn Độ, sản xuất tôm tại các vùng nuôi chính của Andhra Pradesh và Tamil Nadu năm 2019 cũng thấp hơn năm 2018 do giá tôm giảm. Tuy nhiên, tổng sản lượng tôm của Ấn Độ vẫn tăng nhẹ so với năm 2018 nhờ vào sản lượng tôm tại miền trung và đông Ấn Độ tăng, FAO cho biết. Trong khi đó, sản lượng tôm của Việt Nam tăng trong năm 2019, nhưng nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh giảm mạnh so với năm 2018.

Năm 2019, nông dân nuôi tôm Thái Lan chật vật đối phó với các vấn đề kinh tế và môi trường, như dịch bệnh trong các chương trình nuôi tôm giống và giá thị trường thấp, dẫn tới sản xuất giảm so với năm 2018, FAO cho hay.

Trong khi đó, tại Mỹ Latin, tăng trưởng xuất khẩu 2 con số tại Ecuador, Peru và Mexico trong 9 tháng đầu năm 2019 cho thấy nguồn cung tôm nuôi tăng tại các nước này so với năm 2018. Đối với tôm khai thác tự nhiên, Liên minh tôm miền Nam (SSA) cho hay sản lượng tôm cập Vịnh Mexico Mỹ trong 10 tháng năm 2019 giảm, đạt tổng côcngj 31.388 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2002. Tại Argentina, sản lượng tôm khai thác năm 2019 ước chỉ hơn 210.000 tấn, giảm 15% so với năm 2018. Trong quý 3/2019, Ecuador tiếp tục là nước xuất khẩu tôm lớn nhất khu vực này với mức tăng trưởng 28,8%, theo sau là Ấn Độ, với mức tăng trưởng nhẹ, FAO cho hay.

Ngược lại, xuất khẩu tôm Việt Nam, với tỷ trọng 30 – 40% tôm chế biến, tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2019; trong khi xuất khẩu tôm chế biến của Indonesia, bao gồm tôm tẩm bột, sang Nhật Bản và Mỹ tăng, so với các sản phẩm tôm nguyên liệu đông lạnh.

Tăng trưởng xuất khẩu của Mexico tăng mạnh, theo số liệu của FAO, với mức tăng lên tới 41% trong quý 3/2019, chủ yếu nhờ nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu tôm của Peru cũng tăng 11,2% trong cùng kỳ so sánh.

Theo Undercurrent News



Báo cáo phân tích thị trường