Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
COVID-19 khiến giá tôm tại Ecuador, Ấn Độ lao dốc
25 | 03 | 2020
Như dự đoán, sự bùng phát của virus corona trên khắp nước Mỹ và châu Âu đang ảnh hưởng tiêu cực tới ngành tôm nuôi, khiến giá nguyên liệu tươi sống ở Ấn Độ và Ecuador giảm mạnh, theo các nguồn tin của Undercurrent News.

Tuy nhiên, các nguồn tin từ Ecuador dự báo việc tạm dừng hoặc ít nhất là đóng của một phần hoạt động tại các cơ sở chế biến và xuất khẩu có thể mang lại những dấu hiệu tích cực hơn cho giá cả.

Ngày 19/3, ông Durai Murugan, chủ sở hữu chuỗi nông trại India’s Sea Gem Aqua và thư kí của Hiệp hội nuôi trồng tôm Tamil Nadu, cho biết thị trường tôm nuôi đang hoàn toàn hoảng loạn.

Giá thu mua tại bờ loại 40 con/kg trên sàn Andhra Pradesh là 4,39 USD/kg, giảm 14% trong tuần 10. Đối với tôm loại 60 con/kg giảm tới 21%.

Tính ổn định ở mức thấp

Một nguồn tin khác cho biết giá giảm hàng tuần với con số 0,4 USD/kg với loại tôm 40 con/kg trở lên và 0,2 USD/kg đối với các loại tôm lớn hơn.

Đơn vị: USD/kg loại 40 con/kg. Nguồn: 2020 Undercurrent News.

Theo ông Durai Murugan, đây sẽ là mức giá ổn định, trừ khi xuất hiện những biến động lớn ở cả tầm quốc gia và tầm quốc tế.

Nguyên nhân của sự sụt giá nhanh chóng là người nuôi trồng tôm bắt đầu thu hoạch tôm sớm thay vì để chúng lớn với hi vọng có thể đưa tôm ra thị trường sớm nhất có thế. Điều này khiến cho giá tôm nhỏ đang giảm nhanh hơn.

“Sản lượng của chúng tôi giảm 70% trong tháng 2 do quyết định đóng cửa khẩu của Trung Quốc và các vấn đề thủ tục khác đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhưng với việc Ecuador bành trướng thị trường với mức giá rẻ hơn, chúng tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn do nguyên liệu tươi đến từ Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiệu giảm cho đến đầu tuần này", ông Murugan nói.

Ông cũng cho biết thêm virus bắt đầu lây lan ở Trung Quốc cùng thời điểm Ấn Độ bước vào giai đoạn thả ao chính – trong tuần 4 và tuần 5 trong năm 2020 – và do đó, việc thả giống không được dồi dào như bình thường.

“Một vụ thu hoạch thảm họa”

Ông Jose Thomas, Giám đốc điều hành của Choice Group – một tập đoàn lớn của Ấn Độ hoạt động trong ngành hải sản và nhiều lĩnh vực khác – đã có đôi lời chia sẻ với người nông dân qua Undercurrent News.

Ông cho rằng người nông dân ở Andhra Pradesh đã hoảng loạn, và một vụ thu hoạch thảm họa đã gây ra sự sụp đổ của thị trường tôm. Ông khuyến khích sự lạc quan, cho rằng thị trường Mỹ vẫn còn khá lớn, và họ nên để tôm lớn thay vì thu hoạch ngay lập tức.

Theo ông Muruga và một nhà nhập khẩu Mỹ, chính phủ Ấn Độ đang có những động thái nhất định.

Sản lượng tôm của Ấn Độ theo loại. Đơn vị: tấn. Nguồn: Hội nghị thương mại thủy hải sản toàn cầu năm 2020.

“Cho đến giờ thì vẫn chưa có gì chắc chắn. Tuy nhiên, nông dân Ấn Độ sẽ kiến nghị lên các cơ quan thẩm quyền để nhận được hỗ trợ về giá hoặc các hỗ trợ khác khi giá giảm. Cũng chưa thể biết chắc họ sẽ nhận được hình thức hỗ trợ nào", nhà nhập khẩu Mỹ cho hay.

Những ngày khó khăn phía trước

Mặc dù Trung Quốc đang nhập khẩu trở lại một số lượng nhỏ thủy hải sản, các nhà sản xuất Ấn Độ vẫn cho rằng sẽ phải mất 3 tháng nữa để ngành này phục hồi trạng thái như trước dịch bệnh. Người này cũng cho hay: “Mọi quốc gia đều đối mặt với dịch bệnh, vậy nên 3 đến 5 tháng tới sẽ rất khó khăn, khi mà mùa thu hoạch sẽ bắt đầu trong 4 tuần nữa”

Ngành công nghiệp thực phẩm ở châu Âu và Mỹ đang suy yếu nhanh chóng do chính phụ các nước đang hạn chế hoặc cấm người dân ăn uống lãng phí.

Willem van der Pijl, chuyên gia phân tích ngành tôm và là người sáng lập Cổng thông tin thương mại hải sản, đã viết về nhu cầu thị trường khác nhau đối với tôm ở Châu Âu và sự bùng nổ ngắn hạn của doanh số bán lẻ khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm quá lớn nhanh của toàn ngành dịch vụ thực phẩm.

Nhà nhập khẩu Mỹ trên cho biết thêm: “Trước mắt chắc chắn sẽ có các rủi ro dài hạn. Một số nông dân có đủ khả năng tài chính để bỏ qua một vài vụ nuôi và trở lại sản xuất khi ngành bắt đầu sinh lãi. Nhưng nhiều nông dân khác lại không may mắn như vậy và việc kinh doanh của họ có thể tiêu tan sau cuộc khủng hoảng này.”

Các vấn đề cũng xuất hiện đối ngành công nghiệp chế biến tôm vốn đang rất phát triển trong những năm trở lại đây.

“Các nhà máy sản xuất lớn với ngân quỹ dồi dào sẽ vượt qua hơn khủng hoảng này, và chúng ta có thể thấy cả những sự hợp nhất. Tuy nhiên, việc các công ty lớn sẽ thâu tóm các nhà máy nhỏ sẽ bị cản trở bởi mức độ nghiêm trọng chưa từng có của dịch bệnh này", nhà nhập khẩu chia sẻ.

Sản lượng của Ecuador liệu sẽ giảm trong thời gian tới?

Trong ngắn hạn, ngành tôm của Ecuador rất khó đoán định do giá cả lại chạm đáy.

Một nhà sản xuất tôm của Ecuador nói rằng đất nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp và hạn chế các hoạt động đi lại, vận chuyển.

Sản lượng tôm hàng năm của Ecuador. Đơn vị: tấn. Nguồn: Hội nghị thương mại thủy hải sản toàn cầu năm 2020

Theo các nguồn thạo tin tại Guayaquil, bản doanh của nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm, đã ghi nhận một số ca nhiễm virus corona.

Nhà sản xuất này đã đưa ra giá cho 1 kg nguyên liệu tươi sống vào ngày 20 tháng 3 như sau: 5 USD cho loại 20 count, 3,7 USD cho loại 40 count, 3,3 USD cho loại 60 và 2,9 USD cho loại 80 count. Chi phí chế biến là hơn 1 USD/kg, tức là đã giảm 0,2 USD/kg so với 10 ngày trước.

Các nguồn tin khác cũng có ý kiền tương tự.

Một đại điện của một doanh nghiệp khác cho hay: “Nguồn hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang dần trở lại, nhưng các chuyến hàng tời Italia và phần lớn Châu Âu đều đã bị hủy. Chúng ta kỳ vọng giá sẽ tăng khi Trung Quốc trở lại thương mại quốc tế, nhưng tình hình vẫn có thể biến đổi khó lường.”

Cung, cầu đảo chiều

Một tháng trước, Ecuador muốn xuất khẩu tôm sang Trung Quốc nhưng bất lực. Hiện nay tình hình lại đảo chiều, khi cầu về tôm tăng đột biến, còn nguồn cung không chắc chắn là có thể đáp ứng hay không.

Juan Sloe – Giám đốc thương mại của nhà cung ứng tôm Cartacua – chia sẻ với Undercurrent News: “Tôi tin đây chắc chắn là tình trạng hiện nay. Trung Quốc mong muốn mua tôm từ Ecuador, nhưng ohia Ecuador lại không thể xuất khẩu dễ dàng vì bản thân đất nước này đang bắt đầu đóng cửa.

Vì vậy, giá sẽ tăng, đó là hệ quả tất yếu của việc cầu vượt quá cung. Trong ngắn hạn, điều này có thể chưa xảy ra. Phía Trung Quốc sẽ tận dụng triệt để mức giá thấp và gia tăng lượng cầu như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Khi đó Ecuador buộc phải tăng giá, đặc biệt là khi nhiều nhà máy đã đóng cửa và có ít nhân công còn đang làm việc.

Một khách hàng lớn khác của tôm Ecuador là Mỹ, nơi cũng đang phải áp dụng các biện pháp giống như châu Âu để ngăn ngừa sự lây lan dịch COVID – 19, gồm đóng cửa các nhà hàng và quán bar.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng



Báo cáo phân tích thị trường