Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nông dân nuôi tôm ĐBSCL đối mặt nhiều thách thức giữa đại dịch Covid-19
13 | 03 | 2020
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chính của nhiều tỉnh tại ĐBSCL nhưng đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều thách thức cho các nhà xuất khẩu. Tại vùng ĐBSCL, Cà Mau và Bạc Liêu là hai tỉnh xuất khẩu tôm mạnh nhất về lượng.

Theo Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, giá trị xuất khẩu tôm tháng 1/2020 của tỉnh đạt 62 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau trong cùng kỳ đạt 58 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ so sánh, theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) cho hay.

Ông Trần Hoàng Em, tổng thư ký CASEP, cho hay tỉnh đạt giá trị xuất khẩu tôm hơn 1,15 tỷ USD trong năm 2019. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt hơn 102 triệu USD, chiếm 6 – 7% trong tổng giá trị xuất khẩu, và đạt gần 7 triệu USD trong tháng 1/2020. Nhưng do tác động của dịch COVID-19, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đang yêu cầu các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoãn giao hàng.

Sở Công thương Cà Mau gần đây đã thăm 6 công ty xuất khẩu thủy sản trong tỉnh và phát hiện ra rằng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc qua thương mại biên mậu gặp nhiều vấn đề nhưng xuất khẩu theo đường thủy không bị tác động mạnh. Lượng đặt hàng từ các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng giảm do các hạn chế giao thông, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong phân phối sản phẩm.

Theo các cơ quan Sở công thương các tỉnh trong khu vực, nếu đại dịch tiếp tục kéo dài thì sẽ gây ra các tác động nghiêm trọng đối với các nhà xuất khẩu, bao gồm rủi ro cao về hủy đơn hàng từ phía các nhà xuất khẩu. Nếu các nhà xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn cùng lúc, họ sẽ giảm mua tôm nguyên liệu từ nông dân, dẫn tới giá tôm nguyen liệu giảm và tác động tới thu nhập của nông dân.

Ông Nguyễn Viết Trung, lãnh đạo bộ phận quản lý thương mại thuộc Sở Công thương Cà Mau, cho hay cơ quan ông đang theo dõi chặt chẽ tình trạng đại dịch và thông báo cho các doanh nghiệp kịp thời để họ có thể đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp. Họ sẽ điều phối với các cơ quan liên quan để tháo gỡ tình hình khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là về vốn.

Tỉnh Bạc Liêu cũng có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp về sản xuất và xuất khẩu, nỗ lực đảm bảo đủ sản lượng tôm nguyên liệu cho chế biến cũng như đảm bảo chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc của tôm. “Các doanh nghiệp cần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc giữa bối cảnh COVID-19 hiện nay”, ông Trung cho hay. “Ngoài ra, các doanh nghiệp địa phương nên tận dụng cơ hội mang lại nhờ Thỏa thuận Thương mại tự do EU – Việt Nam sẽ có hiệu lực trong năm nay để tăng cường xuất khẩu tôm sang thị trường này”.

Sở Công thương Bạc Liêu cho rằng xuất khẩu tôm đông lạnh sang Úc và các thị trường khác sẽ tăng lên trong thời gain tới. Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản VASEP cho biết nhập khẩu tôm của EU chiếm hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn toàn cầu. Khi FTA nói trên có hiệu lực, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong thúc đẩy xuất khẩu nhờ thuế giảm. Nhưng để hưởng lợi từ FTA này, các sản phẩm tôm Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu đã đề ra theo thỏa thuận thương mại này, theo Hiệp hội nhấn mạnh.

Theo VNS



Báo cáo phân tích thị trường