(baolamdong.vn)_Ði chậm, tiến chắc, những thành viên của Hợp tác xã (HTX) Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng (LAMDONG HI-TECH COFFEE) ở xã Xuân Trường (Ðà Lạt) đã dành 30 ha đất để sản xuất cà phê hữu cơ, khẳng định chất lượng của hạt cà phê arabica Cầu Đất xứng tầm thế giới.
|
Việc canh tác cà phê hữu cơ giúp cây trồng phát triển, tỷ lệ đậu trái nhiều hơn |
Khi nông dân đi đúng hướng
Cây cà phê được canh tác trong môi trường hữu cơ, người nông dân tạo môi trường phát triển thuận theo tự nhiên tối đa cho cây cà phê. Để cây được gọi là cà phê hữu cơ, người sản xuất phải đảm bảo không có bất cứ yếu tố hóa học nào tác động đến cây trồng.
Nhìn vườn cà phê xanh tốt với đa dạng sinh học trong một hệ thống canh tác, ba tầng cây trồng và các sinh vật khác đang tồn tại phát triển tương hỗ lẫn nhau, tạo điều kiện cho vườn cà phê ổn định năng suất và mang lại chất lượng sản phẩm đặc sắc, đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần, khó ai nghĩ rằng đây là mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ từ nhiều năm nay của gia đình ông Huỳnh Khắc Hà, thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường.
Để tổ chức mô hình cà phê này, từ năm 2018, gia đình ông Hà được Công ty Cổ phần Sinh học ACELA BIO thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Việt Nam trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao và gia đình thay đổi tập quán canh tác ngay trên vườn cà phê của mình, chuyển từ hình thức sản xuất chỉ dựa vào hóa học sang hình thức từng bước tác động theo hướng hữu cơ. Ông Hà cho biết, thời gian đầu gia đình cũng lo lắng vì chưa có mô hình nào tại địa phương sản xuất cà phê hướng hữu cơ để học hỏi, nhưng rồi qua thời gian được Công ty cùng cán bộ chuyên môn hướng dẫn thực hiện trực tiếp trên vườn nhà và đã có hiệu quả trông thấy. Điều mà ông tâm đắc nhất là hiện nay gia đình đã chủ động nguồn dinh dưỡng hữu cơ chất lượng để cung cấp cho cây cà phê đúng lúc theo nhu cầu sinh trưởng. Lượng phân này được HTX Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng đầu tư (đến cuối vụ mới thu tiền) và bao tiêu sản phẩm đầu ra nên không phải lo lắng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như trước kia. So sánh giữa vườn cà phê chăm sóc hữu cơ và cà phê truyền thống thì vườn hộ ông Hà hiện tại lá có màu xanh mạ non, trái đậu nhiều hơn, lớp đất dưới cây tơi xốp, nhiều hệ sinh vật sinh sống; còn với vườn truyền thống, lá có màu xanh đậm, trái đậu ít và tỉ lệ rụng trái nhiều hơn.
Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
Ông Nguyễn Song Vũ, Giám đốc HTX Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng cho biết, hiện nay xu hướng sử dụng cà phê hữu cơ rang xay nguyên chất đang lan nhanh trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy nếu không muốn bị loại khỏi sân chơi này. Việc từng bước canh tác cà phê hữu cơ mở ra cơ hội cho HTX mà trong đó chủ yếu là những nông dân tiếp cận với thị trường cà phê hữu cơ.
Ông Nguyễn Song Vũ chia sẻ, mỗi gốc cà phê hữu cơ của các thành viên HTX được vun trồng và chăm sóc bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết; niềm tin vào sản phẩm cà phê Việt Nam ngon và tốt thực thụ. Để rồi vào thời điểm tháng 10 hàng năm, HTX Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng tự hào giới thiệu ra dòng sản phẩm từ những trái cà phê đỏ mọng được thu hái bằng tay, lên men và sơ chế ngay tại vườn tạo nên hương vị tốt nhất.
Hương vị của cà phê hữu cơ được đánh giá rất cao trên thế giới với lợi ích về kinh tế và an toàn, có lợi cho sức khỏe; cà phê hữu cơ chính là hướng đi bền vững của vùng cà phê Cầu Đất.
Hiện tại, HTX đã tìm được thị trường đầu ra 30 tấn cà phê hữu cơ tiêu thụ ở Mỹ, 5 tấn ở Nhật và 20 tấn rang xay xuất bán tại thị trường Hà Lan với giá cao hơn cà phê thường từ 40 - 50%.
Để hiện thực hóa mục tiêu tạo ra sản phẩm tốt xuất khẩu, HTX đang hướng dẫn nông dân thay đổi thói quen canh tác, từng bước giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hằng năm, tiến tới canh tác hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ. Để đạt được các thỏa thuận hợp tác này, cà phê Cầu Đất phải đạt chuẩn Organic với các chứng nhận khắt khe; nhưng bù lại giá thành và chất lượng sản phẩm được nâng lên rất nhiều.
Hiện tại, HTX đã tìm được thị trường đầu ra 30 tấn cà phê hữu cơ tiêu thụ ở Mỹ, 5 tấn ở Nhật và 20 tấn rang xay xuất bán tại thị trường Hà Lan với giá cao hơn cà phê thường từ 40 - 50%.
Để hiện thực hóa mục tiêu tạo ra sản phẩm tốt xuất khẩu, HTX đang hướng dẫn nông dân thay đổi thói quen canh tác, từng bước giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hằng năm, tiến tới canh tác hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ. Để đạt được các thỏa thuận hợp tác này, cà phê Cầu Đất phải đạt chuẩn Organic với các chứng nhận khắt khe; nhưng bù lại giá thành và chất lượng sản phẩm được nâng lên rất nhiều.
Được biết, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cà phê ở Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn bởi thị trường nội địa đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện chưa phát triển, thị trường xuất khẩu cũng không có sẵn. Theo đó, những đơn vị đi tắt đón đầu và tiên phong áp dụng công nghệ mới, vận động nông dân tham gia sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, thậm chí cũng có thể rủi ro. Tuy nhiên, với trách nhiệm và tâm huyết của HTX đã không ngại đồng hành cùng các nhà khoa học và nông dân, cố gắng xây dựng vùng nguyên liệu cà phê hữu cơ 150 ha, lúc đó người nông dân có thể tự mình định giá được sản phẩm của mình. Đồng thời, nâng giá trị sản phẩm địa phương bằng cách chế biến sâu theo chủ trương của tỉnh.
|
Việc canh tác cà phê hữu cơ giúp cây trồng phát triển, tỷ lệ đậu trái nhiều hơn |
Khi nông dân đi đúng hướng
Cây cà phê được canh tác trong môi trường hữu cơ, người nông dân tạo môi trường phát triển thuận theo tự nhiên tối đa cho cây cà phê. Để cây được gọi là cà phê hữu cơ, người sản xuất phải đảm bảo không có bất cứ yếu tố hóa học nào tác động đến cây trồng.
Nhìn vườn cà phê xanh tốt với đa dạng sinh học trong một hệ thống canh tác, ba tầng cây trồng và các sinh vật khác đang tồn tại phát triển tương hỗ lẫn nhau, tạo điều kiện cho vườn cà phê ổn định năng suất và mang lại chất lượng sản phẩm đặc sắc, đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần, khó ai nghĩ rằng đây là mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ từ nhiều năm nay của gia đình ông Huỳnh Khắc Hà, thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường.
Để tổ chức mô hình cà phê này, từ năm 2018, gia đình ông Hà được Công ty Cổ phần Sinh học ACELA BIO thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Việt Nam trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao và gia đình thay đổi tập quán canh tác ngay trên vườn cà phê của mình, chuyển từ hình thức sản xuất chỉ dựa vào hóa học sang hình thức từng bước tác động theo hướng hữu cơ. Ông Hà cho biết, thời gian đầu gia đình cũng lo lắng vì chưa có mô hình nào tại địa phương sản xuất cà phê hướng hữu cơ để học hỏi, nhưng rồi qua thời gian được Công ty cùng cán bộ chuyên môn hướng dẫn thực hiện trực tiếp trên vườn nhà và đã có hiệu quả trông thấy. Điều mà ông tâm đắc nhất là hiện nay gia đình đã chủ động nguồn dinh dưỡng hữu cơ chất lượng để cung cấp cho cây cà phê đúng lúc theo nhu cầu sinh trưởng. Lượng phân này được HTX Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng đầu tư (đến cuối vụ mới thu tiền) và bao tiêu sản phẩm đầu ra nên không phải lo lắng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như trước kia. So sánh giữa vườn cà phê chăm sóc hữu cơ và cà phê truyền thống thì vườn hộ ông Hà hiện tại lá có màu xanh mạ non, trái đậu nhiều hơn, lớp đất dưới cây tơi xốp, nhiều hệ sinh vật sinh sống; còn với vườn truyền thống, lá có màu xanh đậm, trái đậu ít và tỉ lệ rụng trái nhiều hơn.
Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
Ông Nguyễn Song Vũ, Giám đốc HTX Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng cho biết, hiện nay xu hướng sử dụng cà phê hữu cơ rang xay nguyên chất đang lan nhanh trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy nếu không muốn bị loại khỏi sân chơi này. Việc từng bước canh tác cà phê hữu cơ mở ra cơ hội cho HTX mà trong đó chủ yếu là những nông dân tiếp cận với thị trường cà phê hữu cơ.
Ông Nguyễn Song Vũ chia sẻ, mỗi gốc cà phê hữu cơ của các thành viên HTX được vun trồng và chăm sóc bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết; niềm tin vào sản phẩm cà phê Việt Nam ngon và tốt thực thụ. Để rồi vào thời điểm tháng 10 hàng năm, HTX Cà phê công nghệ cao Lâm Đồng tự hào giới thiệu ra dòng sản phẩm từ những trái cà phê đỏ mọng được thu hái bằng tay, lên men và sơ chế ngay tại vườn tạo nên hương vị tốt nhất.
Hương vị của cà phê hữu cơ được đánh giá rất cao trên thế giới với lợi ích về kinh tế và an toàn, có lợi cho sức khỏe; cà phê hữu cơ chính là hướng đi bền vững của vùng cà phê Cầu Đất.
Hiện tại, HTX đã tìm được thị trường đầu ra 30 tấn cà phê hữu cơ tiêu thụ ở Mỹ, 5 tấn ở Nhật và 20 tấn rang xay xuất bán tại thị trường Hà Lan với giá cao hơn cà phê thường từ 40 - 50%.
Để hiện thực hóa mục tiêu tạo ra sản phẩm tốt xuất khẩu, HTX đang hướng dẫn nông dân thay đổi thói quen canh tác, từng bước giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hằng năm, tiến tới canh tác hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ. Để đạt được các thỏa thuận hợp tác này, cà phê Cầu Đất phải đạt chuẩn Organic với các chứng nhận khắt khe; nhưng bù lại giá thành và chất lượng sản phẩm được nâng lên rất nhiều.
Hiện tại, HTX đã tìm được thị trường đầu ra 30 tấn cà phê hữu cơ tiêu thụ ở Mỹ, 5 tấn ở Nhật và 20 tấn rang xay xuất bán tại thị trường Hà Lan với giá cao hơn cà phê thường từ 40 - 50%.
Để hiện thực hóa mục tiêu tạo ra sản phẩm tốt xuất khẩu, HTX đang hướng dẫn nông dân thay đổi thói quen canh tác, từng bước giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hằng năm, tiến tới canh tác hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ. Để đạt được các thỏa thuận hợp tác này, cà phê Cầu Đất phải đạt chuẩn Organic với các chứng nhận khắt khe; nhưng bù lại giá thành và chất lượng sản phẩm được nâng lên rất nhiều.
Được biết, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cà phê ở Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn bởi thị trường nội địa đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện chưa phát triển, thị trường xuất khẩu cũng không có sẵn. Theo đó, những đơn vị đi tắt đón đầu và tiên phong áp dụng công nghệ mới, vận động nông dân tham gia sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, thậm chí cũng có thể rủi ro. Tuy nhiên, với trách nhiệm và tâm huyết của HTX đã không ngại đồng hành cùng các nhà khoa học và nông dân, cố gắng xây dựng vùng nguyên liệu cà phê hữu cơ 150 ha, lúc đó người nông dân có thể tự mình định giá được sản phẩm của mình. Đồng thời, nâng giá trị sản phẩm địa phương bằng cách chế biến sâu theo chủ trương của tỉnh.