ũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 350,86 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 789,08 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng đối với sản phẩm thịt lợn, Cục Xuất nhập khẩu cho hay, từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu mặt hàng này liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.
Trong tháng 7, Việt Nam nhập khẩu 10,02 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 21,58 triệu USD, giảm 31,2% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng 7/2021, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 55,21 nghìn tấn, trị giá 117,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 29 thị trường trên thế giới, trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Riêng thị trường nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam chủ yếu từ Hà Lan 3,9%, Canada 10,2%, Đức 15,5%, Nga 26,4%, Brazil 37,5%, còn lại là các thị trường khác. Mức giá nhập khẩu trung bình 2.153 USD tấn, bình quân thịt lợn nhập khẩu có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Giá bán ra tại thị trường hiện cũng phổ biến ở mức 55.000 - 99.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá thịt lợn trong nước có giá cao hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá thịt lợn nhập khẩu. Hiện, giá bán lẻ thịt lợn nội tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội dao động 100.000 - 150.000 đồng/kg. Tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị… giá thịt lợn phổ biết từ 68.000 - 180.000 đồng/kg.
Mặc dù thịt lợn nhập khẩu có mức giá rất cạnh tranh so với thịt trong nước, tuy nhiên vẫn rất khó tiêu thụ. Theo các cửa hàng thực phẩm, sản phẩm thịt lợn đông lạnh chủ yếu cho nhà hàng, quán ăn…. sau đại dịch, các đầu mối này cũng hạn chế lấy lợn nhập. Còn theo các chuyên gia, dù giá thịt lợn nhập khẩu thấp hơn thịt lợn trong nước nhưng do thói quen tiêu dùng, nhiều người Việt chỉ ưa chuộng thịt lợn nóng, nên dù giá rất thấp nhưng khó tiêu thụ.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, thời gian qua, nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu phục hồi chậm. Tuy nhiên mức giảm đang dần thu hẹp lại trong mấy tháng gần đây nhờ các nhà hàng, quán ăn, các khu du lịch hoạt động trở lại nên tiêu thụ thịt lợn cao hơn.
Dù vậy, thịt lợn nhập khẩu vẫn không dễ cạnh tranh với thịt lợn trong nước. Nhất là trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước đang đứng ở mức hợp lý đối với cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Hiện, giá lợn hơi đang dao động trong khoảng 60.000 - 69.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 8/2022. Thời gian tới, dự báo giá lợn hơi trong nước tiếp tục dao động quanh mức 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2022, dự kiến nhu cầu lợn thịt khoảng 51 triệu con, với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021. Để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm 2022, sản lượng thịt các loại của cả nước phải đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng thịt heolợn hơi dự kiến phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn.