Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Thịt nhập khẩu tăng mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi trong nước
08 | 11 | 2008
Việc thực phẩm ngoại nhập giá rẻ đột ngột tràn vào Việt Nam đã đẩy giá thịt trong nước xuống thấp. Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, trong 10 tháng đầu năm, lượng thịt nhập khẩu đã tiêu thụ là 134.000 tấn thịt các loại, chiếm 30% lượng thịt tiêu thụ trong nước.
Giải thích về hiện tượng thịt nhập khẩu tăng đột ngột, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, cuối năm 2007, các ngành dự báo thịt nội địa không đủ khả năng đáp ứng cho tiêu dùng trong dịp Tết, nên Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu thịt gà từ 40% xuống còn 12%; thịt lợn từ 27% xuống 15%; thịt trâu, bò từ 20% xuống 12%... Mặc dù tâm lý người tiêu dùng không chuộng thịt đông lạnh, nhưng vì giá quá rẻ so với thịt nội, nên sức tiêu thụ thịt nhập ngoại tăng rất mạnh.Trong khi đó, các sản phẩm thịt nhập khẩu khác, như đùi, chân, cổ, cánh, tim gan, lòng mề... còn rẻ hơn nhiều lần, do được tính thuế phụ phẩm, nên có sức tiêu thụ rất lớn. Sản phẩm nội tạng lợn nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt trên 10.000 tấn, tăng gấp 17 lần so với năm 2007.Mặc dù Bộ Tài chính đã điều chỉnh lại thuế nhập khẩu đúng với lộ trình cam kết WTO, nhưng với thuế nhập khẩu đối với phụ phẩm vẫn được tính bằng 1/2 so với thịt thành phẩm, thì sản phẩm trong nước rất khó cạnh tranh. Trong khi đó, do các doanh nghiệp (DN) đã nhập khẩu một lượng lớn thịt và còn khá nhiều lô hàng đang trên đường vận chuyển về Việt Nam, nên việc tăng thuế chưa tác động ngay đến các DN kinh doanh mặt hàng này.Người chăn nuôi trong tình trạng ngắc ngoải. Cổ Đông là HTX chăn nuôi có quy mô lớn nhất miền Bắc, hoạt động theo mô hình liên kết giữa các chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn để hỗ trợ nhau trong việc ứng dụng công nghệ chăn nuôi, cung ứng con giống, giám sát quy trình chăn nuôi. HTX có 90 trang trại chăn nuôi lợn, 30 trại gà. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã đầu tư 200 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, trong đó cổ đông đóng góp 30%, số còn lại vay ngân hàng.Từ hơn một tháng nay, ngày nào Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) cũng chạy đôn chạy đáo để tìm "đầu ra" cho đàn lợn gần 100.000 con của HTX đã vào thời kỳ xuất chuồng. Song, tìm được khách hàng tiêu thụ thịt thời điểm này là cực kỳ khó khăn, do giá thịt lợn quá thấp. So với hồi đầu năm, giá thịt lợn hơi giảm khoảng 15.000 đồng/kg.Với giá thịt lợn hơi hiện nay thì một con lợn xuất chuồng có trọng lượng 80 kg chỉ thu được 2,4 triệu đồng, trong khi chi phí mua lợn giống 20 kg (với giá 70.000 đồng/kg) đã là 1,4 triệu đồng. Còn lại 1 triệu đồng không đủ chi phí cho thức ăn, thuốc thú y... trong vòng 4 - 5 tháng.Một trong những giải pháp quan trọng được ngành chăn nuôi đưa ra là đề nghị các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhanh chóng hạ giá bán thức ăn chăn nuôi để chia sẻ khó khăn với nông dân. Tuy nhiên, yêu cầu này đã vấp phải sự phải đối của các DN thức ăn chăn nuôi.Giám đốc một DN cho biết, thời điểm đầu năm, giá cả các mặt hàng nông sản thế giới tăng dẫn tới giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đều tăng, một số mặt hàng tăng rất cao, như khô đậu tương tăng 150%, đậu tương tăng 80%..., đẩy giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng 50 - 60% so với năm 2007.Do 80% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi là nhập khẩu, nên việc tăng giá bán là đương nhiên. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến nay, giá nguyên liệu đã giảm khoảng 30%, có mặt hàng giảm tới 50% (khô dầu), nên lý do nêu trên của DN sản xuất thức ăn chăn nuôi khó chấp nhận. Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đưa ra mặt bằng giá thực phẩm ở mức đảm bảo cho người chăn nuôi duy trì sản xuất.Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, người chăn nuôi cần được chia sẻ để giảm bớt khó khăn. Hiện người chăn nuôi không thể chủ động được bất cứ vấn đề gì trong sản xuất, từ khâu giống, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, thú y, dịch bệnh..., trong khi việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi mang nặng tính thương mại, thấy có lợi trước mắt là làm mà không cần biết người nông dân ra sao.Một khối lượng thịt được nhập khẩu vào thời điểm thích hợp, như lúc sản phẩm thịt gà trong nước thiếu, sẽ có tác dụng tích cực, nhưng nhập một cách ồ ạt như hiện nay thì chẳng khác nào giết chết người chăn nuôi trong nước.
Nguồn: vinanet
Các Tin Khác
Hết thừa lại thiếu thịt heo!
06 | 11 | 2008
Hướng đi hiệu quả cho người chăn nuôi: VICGAP và tổ hợp
06 | 11 | 2008
Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt & Thực phẩm (tuần 27/10-2/11)
05 | 11 | 2008
Nông dân khốn khổ vì trứng gà bị ế
05 | 11 | 2008
Chăn nuôi nhỏ sẽ khó tồn tại
04 | 11 | 2008
Thịt nhập khẩu “đánh gục” ngành chăn nuôi
03 | 11 | 2008
Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 20/10- 26/10)
30 | 10 | 2008
Hiu hắt trang trại gà
28 | 10 | 2008
Miền Bắc Giá thịt heo rớt thê thảm
27 | 10 | 2008
Dự báo giá thịt heo sẽ tăng cao trở lại
24 | 10 | 2008
Tin Liên Quan
Áp lực lớn của ngành chăn nuôi
9/16/2009 12:00:00 AM
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
9/26/2008 12:00:00 AM
Lo ngại thiếu thực phẩm cuối năm 2013
7/8/2013 12:00:00 AM
Hết thừa lại thiếu thịt heo!
11/6/2008 12:00:00 AM
Thịt nhập khẩu giảm do tăng thuế
4/1/2009 12:00:00 AM
Áp lực lớn của ngành chăn nuôi
9/16/2009 12:00:00 AM
Giá thịt ngất ngưởng và bài toán cung - cầu
7/11/2011 12:00:00 AM
Hạn chế xuất khẩu thịt
1/5/2011 12:00:00 AM
WTO thách thức ngành chăn nuôi
10/1/2007 12:00:00 AM
Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn
12/16/2010 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thương mại Nông sản Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO (TA)
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành Mía đường Việt Nam năm 2011 và triển vọng 2012 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018