Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rất nhiều lao động trình độ thấp
11 | 09 | 2007
Theo điều tra của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, THCS là 14,7%, THPT là 76,6%, THCN và cao đẳng là 13,8%, đại học là 13,24%.
Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù chữ.

Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếu việc làm.

Mục tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2010 phải xoá mù chữ cho công nhân lao động, phổ cập giáo dục tiểu học cho công nhân lao động vùng sâu, vùng xa, tiến tới phổ cập trung học cơ sở cho công nhân lao động cả nước. Các khu công nghiệp, thành phố lớn phấn đấu 95% công nhân lao động có trình dộ học vấn trung học phổ thông trở lên, giảm tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo xuống còn 10% vào 2010.

Chênh lệch lớn về trình độ giữa các vùng, miền

Theo báo cáo tổng kết của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình độ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp công nhân lao động hiện nay trong cả nước còn khá chênh lệch, ở các vùng miền khu vực kinh tế. Tây Nguyên có tới 8,5% công nhân lao động có trình độ tiểu học, còn bậc trung học phổ thông, ở Hà Nội là 76,4%, Tp.HCM là 35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tây Nguyên 49,8%. Thậm chí nhiều khu công nghiệp ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều công nhân lao động còn mù chữ và nhiều nơi công nhân lao động còn tái mù chữ.

Mặt khác, do người sử dụng lao động yêu cầu tuyển chọn công nhân có trình độ từ trung học cơ sở, nhưng thực tế họ mới học hết tiểu học và dở dang trung học cơ sở. Trình độ học vấn thấp kéo theo trình độ chuyên môn của công nhân lao động còn thấp. Hà Nội tỷ lệ công nhân lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 8,8%, Quảng Ninh là 14,5%, Điện Biên 16,27%, Tây Nguyên là 63,3%, Đồng Nai 37,9% Tp.HCM là 52,5%. Công nhân lao dộng có trình độ đại học ở Hà Nội là 34,5%, Tp.HCM là 35,1%, Quảng Ninh là 37% trong khi Tây Nguyên chỉ đạt tới 6,7%.

Trình độ công nhân thấp nhưng việc đầu tư và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân không được coi trọng. Theo khảo sát nghiên cứu của Ban tuyên giáo cho thấy, việc đầu tư kinh phí nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân lao động hàng năm được thực hiện chủ yếu tại các doanh nghiệp quốc doanh còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có kinh phi cho lĩnh vực này.

Trong khi đó công nhân lao động có tay nghề bậc 1, 2, 3 là 16,9%; bậc 4, 5 là 18,5% và bậc 6,7 chỉ có 7,6%. Đặc biệt, do có những bất cập trong danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ và những hạn chế trong công tác nâng bậc hàng năm tại các doanh nghiêp, nhiều công nhân lao động không được xếp bậc thợ. Qua khảo sát, có tới trên 30% công nhân lao động không biết hiện mình được xếp bậc mấy.

Doanh nghiệp không quan tâm nâng cao trình độ cho lao động

Một trong những nguyên nhân học vấn chuyên môn, kỹ thuật của công nhân lao động thấp, theo ông Đỗ Đức Ngọ, Liên đoàn lao động Việt Nam, do các doanh nghiệp ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập nên số công nhân lao động được đào tạo, nâng cao không nhiều.

Hiện nay mới chỉ có 13,2% công nhân lao động được nâng cao trình độ học vấn phổ thông và 23,1% công nhân lao động được bồi dưỡng nâng cao bậc thợ, trong khi chúng ta còn gần 24% công nhân lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, 32,3% công nhận lao động chưa qua đào tạo và 16,9% công nhân lao động mới có tay nghề bậc 1,3.

Bên cạnh đó, nguyên nhân do mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở mới chỉ được chú trọng tới vùng nông thôn, miền núi, chưa chú trọng tới đào tạo công nhân lao động. Việc quản lý văn bằng, chứng chỉ tại trung tâm giáo dục thường xuyên còn hạn chế. Cơ sở dạy nghề còn nhỏ lẻ, phân tán, thiết bị lạc hậu nội dung chương trình dạy chưa kịp đổi mới. Nhiều trường đào tạo công nhân chỉ có 35% giáo viên có trình độ đại học và trên đại học.

Trang thiết bị cũ không còn phù hợp với đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế học sinh ra trường không làm được việc ngay, thậm chí có nơi phải đào tạo lại.Bên cạnh đó, người sử dụng chưa quan tâm đúng mức đến việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân lao động.

Vậy nên đề nghị Nhà nước cần sớm ban hành bộ giáo trình chuẩn và danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ để việc tổ chức đào tạo và cách đánh giá thợ chính xác thống nhất. Quy định buộc doanh nghiệp phải có kinh phí đào tạo và đào tạo lại tránh tình trạng “ăn sẵn”.



(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)
Báo cáo phân tích thị trường