Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ “thắng đậm” khi USD mất giá
21 | 04 | 2008
USD mất giá giúp tăng lợi nhuận của Coca-Cola, IBM và Google và có thể tiếp tục giúp một số doanh nghiệp Mỹ đứng ngoài sự đi xuống của nền kinh tế.

Khi kinh tế Mỹ suy yếu, các doanh nghiệp nội địa vất vả vì lượng đơn đặt hàng sụt giảm. Họ buộc phải cắt giảm nhân công và giờ làm của nhân viên. Các doanh nghiệp xuất khẩu, ngược lại, họ đang đắc thắng trong thời điểm này.

Trong 03 tháng qua, USD đã mất giá 6,4% so với các loại tiền tệ lớn khác trên thế giới. Điều này đã khiến hàng hóa của Mỹ trở nên hấp dẫn tại thị trường nước ngoài và doanh thu sau khi quy đổi về USD. Kinh tế châu Âu, Trung Quốc và Brazil hiện đang tăng trưởng nhanh hơn kinh tế Mỹ và những doanh nghiệp được lợi khi doanh thu từ thị trường nứoc ngoài tăng vọt.

Coca-Cola và IBM trong tuần qua công bố lợi nhuận cao hơn dự kiến của các chuyên gia do họ thắng lớn tại châu Âu và châu Á. Lợi nhuận của hai công ty này chủ yếu đến từ thị trường nước ngoài.

IBM, hãng dịch vụ máy tính lớn nhất thế giới, ngày 16/04 công bố lợi nhuận ròng tăng 26% trong quý 1 do doanh số tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi tăng 16%. IBM đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa Mỹ bằng việc mở rộng thị trường sang Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Google, công ty sở hữu công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất trên mạng Internet, mới đây cho biết doanh số tăng 55% trong quý đầu.

Theo các chuyên gia, USD suy yếu có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ trong nửa đầu năm 2008. Tuy nhiên kinh tế Mỹ sẽ phục hồi vào nửa sau của năm đồng nghĩa với việc USD tăng giá trở lại, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Các chuyên gia của Bloomberg dự báo đến cuối năm nay tỷ giá USD/Euro sẽ là 1,47USD/Euro.

Một chuyên gia từ tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Mỹ - Citigroup nhận định vào một thời điểm không lâu nữa, thị trường sẽ nhận ra rằng sự suy yếu của kinh tế Mỹ đã đến đáy và USD sẽ hồi phục trở lại.



Nguồn: doanhnghiep24h
Báo cáo phân tích thị trường