Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Suy ngẫm về nông dân và Cách mạng
03 | 09 | 2008
Xin gợi lên đôi điều thô thiển về sức cuộn chảy từ bên dưới vốn quyết định tốc độ của dòng sông lịch sử, về người nông dân từng làm nên lịch sử.
“
Nước chúng ta, nước của những người chưa bao giờ khuất. Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về
”1. Liệu chúng ta có nghe được những tiếng
rì rầm
“
những buổi này xưa vọng nói về”
, những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử của một nước Việt Nam “
trong khói lửa, rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa
”1? Chủ lực của sức mạnh làm nên sự kiện lớn lao ấy chính là những người nông dân “
rũ bùn đứng dậy
” ấy. Lịch sử dân tộc với những khúc tráng ca và bi ca có sức lay động mãnh liệt tình cảm của con người Việt Nam mọi thời đại. Trong khi một lịch sử gần hối hả chạy nhanh về với chúng ta để liền mạch với thời cuộc, thì một lịch sử xa xưa lại chạy đến với chúng ta bằng những bước chân chậm rãi, vừa chắc nịch, vừa mông lung, gợi mở. Gần hay xa, thì trong sâu lắng của tâm tư người Việt vẫn cảm nhận được những
rì rầm lịch sử
ấy. Bởi lẽ
lịch sử
là một chất xúc tác diệu kỳ, nó gọi dậy những gì thiêng liêng và cao cả mà cứ ngỡ như đã bị khỏa lấp đi bởi những chuyện cơm, áo, gạo, tiền bề bộn, vặt vãnh hàng ngày trong cuộc mưu sinh. Âm vang lịch sử khác nào nguồn nước mát thanh lọc tâm hồn đang vướng bận với ngổn ngang những sự kiện, những khuôn mặt tốt xấu trong nhịp sống hối hả, bon chen giữa dòng đời. Cảm nhận về lịch sử cũng là cảm nhận về chính mình, về vui buồn và phẫn nộ, về hào hứng và đắng cay… Trong những cảm nhận ấy, xin gợi lên đôi điều về người
nông dân
, người từng trĩu trên vai mình gánh nặng nhất của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay đang đối diện với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những người đã ào lên như nước vỡ bờ làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945 để có sự nghiệp đó hôm nay.
Nông dân- người từng trĩu trên vai mình gánh nặng nhất của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay đang đối diện với sự nghiệp CNH- HĐH
Sức nước vỡ bờ ấy, khác nào sức mạnh của dòng sông tuôn về biển lớn. Quyết định tốc độ tuôn trào ấy là sức cuộn chảy từ bên dưới chứ không phải những váng bẩn, bèo bọt nổi lên trên mặt nứơc. Ở những đoạn sông chảy xiết, nhất là ở những khúc quanh đột ngột mở ra một hướng mới, đưa dòng nước xuôi về biển, váng bẩn sẽ càng nổi lên nhiều. Vậy mà, chính
sức cuộn chảy từ bên dưới ấy mới làm nên lịch sử
! Vì lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực lượng nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Ngày từ đầu, và cho đến bây giờ và mãi mãi, những hợp lực ấy vẫn do các cá nhân hiện thực tạo ra mà vẫn không là phụ thuộc vào cá nhân họ. Phải chăng vì thế mà Hégel cho rằng động cơ của những nhân vật lịch sử, thật ra, không phải là những nguyên nhân cuối cùng của lịch sử. Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là quần chúng nhân dân. Nói quần chúng nhân dân, trước hết là nói về người nông dân. Những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ, những con người thuần phác sống lầm lũi, cam chịu trong lũy tre xanh bỗng vươn mình đứng dậy, viết nên lịch sử!. Những nguyên lý trừu tượng được minh họa sống động trong hình ảnh cụ thể về những người nông dân từng làm nên lịch sử ấy. Dựa vào những thành tựu khoa học đã đạt được, người ta ngày càng hiểu ra rằng, tiến hóa là một quá trình liên tục làm tăng thêm độ phức tạp toàn thể của hệ thống bằng việc làm nảy sinh thêm nhiều yếu tố mới, nhiều mối tương tác mới, tạo thêm nhiều khả năng xuất hiện những thuộc tính hợp trội mới. Các trật tự do hợp trội mà thành, các thuộc tính do hợp trội mà có là sản phẩm từ dưới lên, chứ không phải chỉ là do từ trên xuống. Vì vậy vấn đề là làm sao kết hợp được
sức mạnh từ dưới lên
với
nhận thức từ trên xuống
bắt kịp được với sự vận động để biết khai thác, phát huy
làm bừng nở sức mạnh hợp trội
mới đó, tạo ra được cục diện mới, thúc đẩy sự phát triển. Lịch sử dân tộc ta từng chứng kiến những
sức mạnh hợp trội đã tạo nên những kỳ tích
của thế kỷ XIII ba lần đánh tan các đạo quân xâm lược vốn từng làm mưa làm gió từ Á sang Âu, thế kỷ XV rồi thế kỷ XVIII đập tan những đạo quân xâm lăng của các đế chế Minh, Thanh luôn muốn khuất phục nước Đại Việt vốn như một cái xương mắc ngang họng không cho họ nuốt trôi các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á. Dưới nhiều dạng vẻ khác nhau, song về nguồn lực cơ bản thì vẫn là vận dụng chính sách “ngụ binh ư nông”, thời bình thì cầm cày, thời chiến thì cầm vũ khí. Trong thế trận “
lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều
”, ông cha ta đã nhiều lần dám bỏ ngỏ thủ đô cho giặc tràn vào,
quay trở về làng, cái nôi của sức mạnh dân tộc, làng còn thì nước sẽ không mất.
Từ làng mà tập họp lực lượng, chọn thế đánh, dồn sức quật ngã kẻ thù, giải phóng thủ đô, lấy lại nước. Mà nói
làng
tức là nói
nông dân
! Những Thoát Hoan, Vương Thông, Tôn Sĩ Nghị…hùng hổ vào chiếm Thăng Long để rồi cụp đuôi chạy về nước trong cái thế “
ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp
”. Giữa thế kỷ XX, đạo quân viên chinh xâm lược Pháp, sau Điện Biên Phủ, tiêm tất hơn khi làm lễ cuốn cờ có kèn “bú dích” thổi lên cũng không che được vẻ bẽ bàng của đám tàn quân thất trận, kéo theo luôn sự sụp đổ cả hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. Dẫn đầu đoàn quân thắng trận về tiếp quản thủ đô là người nông dân mặc áo lính, anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Và trong “
trùng trùng say trong câu hát, lớp lớp đoàn quân tiến về
” 2 có những chàng trai Hà Nội “
bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
”3 nhưng nếu nhìn cho kỹ, thì họ chỉ điểm xuyết trong đội ngũ trùng trùng những người nông dân rời làng quê ra đi chiến đấu, sau khi “
đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
”4 chỉ một bộ phận nhỏ trong họ ở lại thành phố, số đông rồi sẽ về lại làng quê “
côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó
” 5. Bởi lẽ, những người nông dân mặc áo lính ấy “
việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm
”6, vì nước lâm nguy mà phải cầm súng. Bao đời, người nông dân vẫn phải gánh trên vai mình gánh nặng nhất của việc dựng nước và giữ nước. Từ chính sách “ngụ binh ư nông” đời Trần cho đến các cuộc chiến tranh chống các thế lực xâm lược đến từ mọi hướng trong thời đại Hồ Chí Minh, nông dân vẫn là quân chủ lực. Rồi ngay trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chỉ tính trong vòng hơn hai thập kỷ sau 1975, hai lần nông thôn và nông dân đã cứu nguy cho nền kinh tế đất nước khỏi sụp đổ. Một là, vào cuối năm 1980 với sự sụp đổ của Liên Xô và khối XNXN Đông Âu, và hai là, cuối 1990 với khủng hỏang ở các nước Đông Nam Á. Cả hai lần, sản xuất công nghiệp, có lần cả dịch vụ đều sa sút, có lúc tăng trưởng âm,
chỉ nhờ nông dân kiên cường và nhẫn nại trên mặt trận sản xuất, nông nghiệp phát triển, mới cứu được cho cả nền kinh tế đã đứng bên bờ vực.
Chị 100 của Ban Bí thư và 8 năm sau có nghị quyết của Bộ Chính trị về “khoán hộ”, trả lại quyền tự chủ cho hộ kinh tế gia đình nông dân, đem lại động lực cho sản xuất, từ nông nghiệp và nông thôn mà đưa đến những khởi sắc cho đô thị và công nghiệp. Thế là “
cái truyền thống-nông thôn, nông nghiệp, nông dân
” đã cứu cho “
cái hiện đại - đô thị, công nghiệp
” những “
bàn thua trông thấy
”, nhưng rồi sau đó, những thành quả của Đổi Mới thì dường như quyền được hưởng của nông dân vẫn chưa bình đẳng với quyền được hưởng của thành thị.
Chỉ xin gợi lên một chút xíu: người thành phố được nhà nước kéo điện vào tận giường ngủ, bật sáng ngôi nhà với bao tiện nghi cần đến điện : tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, máy lọc không khí…, họ chỉ phải trả tiền điện tính từ công tơ điện lắp trong nhà. Nông dân và nông thôn thì với một hai bóng điện phập phù, song họ phải trả tiền kéo điện từ trạm biến áp về xã, về làng, về xóm, về nhà. Hãy chỉ làm một con tính về số tiền phải rút ra từ chiếc hầu bao lép kẹp của người “nhà quê” trả cho việc kéo điện đó, để thấy sự thiệt thòi thật đáng suy nghĩ. Còn to chuyện ra nữa, sẽ thấy sự trần trụi đó in đậm dấu ấn rất lộ liễu trong việc “quy hoạch” về
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
. Chỉ cần mở lại bộ Luật Hồng Đức đời Lê hay bộ Luật Gia Long đời Nguyễn, cũng thấy ra được những quy định thật nghiêm cẩn và chặt chẽ trong việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất và sự tùy tiện trong việc nhân danh “
sở hữu toàn dân
” để tước đoạt hoặc vi phạm quyền sử dụng đất của người nông dân hiện nay.
Hiến pháp
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, rồi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 được bổ sung năm 2001, rồi “
Luật đất đai
” năm 2003 cũng đều hết sức chặt chẽ (tuy nhiên cũng còn nhiều điều cần phải hoàn thiện) trong việc quy định sử dụng quyền sở hữu toàn dân đó. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, một chữ ký của một cấp công quyền nào đó cũng có thể dễ dàng “thu hồi” đất của nông dân đang sử dụng cho “mục đích công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa” với “đền bù, giải tỏa”! Thế là, mảnh đất mà về danh nghĩa, là “sở hữu toàn dân” này, cho dù đã bao đời cha ông họ tưới đẫm mồ hôi và có khi cả máu trên đó, rồi nay lại tiếp tục cày sâu cuốc bẫm trên mảnh đất ông cha để lại, trong phút chốc, do “
quy hoạch chuyển mục đích sử dụng
”, họ ngỡ ngàng đau đớn phải rời bỏ. Quá ư dễ dàng trong việc tước quyển sử dụng đất của nông dân, cũng có nghĩa là người nông dân không được bảo vệ quyền được ghi trong Hiến pháp và Luật Đất đai, nhưng cũng chính mảnh đất đó khi đã “
chuyển mục đích sử dụng
”, được giao cho nhà đầu tư, thì lập tức được bảo vệ thật chu đáo với tường xây bao quanh, có vệ sĩ, thậm chí cả chó “bẹcgiê” giữ gìn chu đáo và cẩn mật. Trong chuyện công nghiệp hóa và đô thị hóa này thì hóa ra người nông dân lại là người ít được bảo vệ nhất, nhưng rõ ràng họ chỉ được “nhìn ngắm” những công trình “ngoạn mục” về đô thị hóa và công nghiệp hóa đó, khi mà, như lời cảnh báo của ông Sáu Dân trong một bài viết không lâu trước khi Nói cho đúng, họ cũng “được” vào đô thị đấy chứ, vào để kiếm việc làm. Họ cũng góp vào công nghiệp hóa đấy chứ khi họ góp phần vẫy gọi các nhà đầu tư bằng “
lợi thế nhân công rẻ
”, một lợi thế đau lòng! Ruộng thiếu, lao động thừa, làm nông nghiệp không có lãi, nông dân phải rời bỏ nông thôn ra đô thị chịu thân phận “phó thường dân” để kiếm sống. Tuy vậy, do không tin lắm vào công việc bấp bênh ở đô thị công nghiệp hóa, họ vẫn không nhượng quyền sử dụng mà vẫn giữ đất làm một cứu cánh, nhỡ lúc sa cơ ở đô thị công nghiệp thì quay về làng còn có đất làm vật “bảo hiểm”! Cứ quan sát kỹ các “chợ” lao động ở Hà Nội “ngàn năm văn vật”, nơi những trai làng đứng chầu hẫu đợi người thuê để được bán sức lao động, sẽ hiểu được phần nào thân phận người nông dân ở thành phố. Ấy thế mà, nhớ lại hai cuộc kháng chiến, người nhà quê sẵn sàng nhường gian giữa hoặc chiếc giường độc nhất trong căn nhà lá của họ cho người “sơ tán”, tức là những vị khách đô thị không mời mà đến. Những người Hà Nội độ tuổi trung niên chắc đều nếm trải kỷ niệm đó. Và, có thể nói, đây là một kỷ niệm rất đẹp của
mối quan hệ nông thôn – đô thị
. Chỉ có điều, kỷ niệm rất đẹp ấy chỉ được diễn ra ở làng quê trước đây, khi bom đạn đe dọa các thành phố, chứ lại không phải ở phố phường khi triển khai công nghiệp hóa và hiện đại hóa! Theo một báo cáo tại cuộc Hội thảo nọ, nông thôn đang trở thành bãi rác của đô thị. Những “
con sông quê hương”
nước gương trong soi tóc những hàng tre
”6 đang chuyển sang mầu nâu đen và bốc mùi vì chất thải công nghiệp, chất thải đô thị xối xả trút thẳng vào. Hằng năm, lưu vực Sông Cầu phải tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học và 1.500 tấn thuốc trừ sâu ! Có 800 cơ sở sản xuất công nghiệp, 200 làng nghề và 1200 cơ sở y tế trong khu vực có mật độ dân số cao hơn hai lần mật độ dân số cả nước. Nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ giữa thành phố Thái Nguyên xả thẳng vào các nhánh nhỏ đổ ra sông Cầu mang theo các chất ô nhiễm vô cơ, xơ sợi khó lắng và độ kiềm cao. Khu công nghiệp gang thép này cho tuôn chảy vào sông Cầu một lưu lượng khoảng 1,3 triệu m3/năm với những chất độc hại như dầu mỡ, phenol và cyanure. Lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy với mật độ dân số 874 người/km2, gấp đôi lưu vực sông Cầu, bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm đen ngòm nước sông. Mỗi ngày sông Nhuệ và sông Đáy tiếp nhận khoảng 800.000m3 nước thải sinh hoạt. Riêng sông Nhuệ tiếp nhận từ sông Kim Ngưu, Tô Lịch, sông Lù, sông Sét từ Hà Nội thải ra 400.000m3 chưa được xử lý qua đập Thanh Liệt. Con sông Đáy thơ mộng với nước trong vắt, chảy qua những vùng đầy ắp những danh lam thắng cảnh, chùa chiền, miếu mạo, đền thờ, di tích lịch sử cùng với những con sông Châu Giang, sông Tích, sông Hoàng Long, sông Đào từng tắm mát tâm hồn bao thế hệ cư dân Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình, Ninh Bình thì nay đang chuyển màu, khô kiệt và hôi thối. Không khéo đến “
ngựa đá
” trong “
lưỡng hồi lao thạch mã
” từ bài thơ của ông vua anh hùng thời Trần lao ra, cũng đến chết chìm trong dòng sông ô nhiễm thời hiện đại đang lượn sát vùng đất thiêng Tức Mạc, nơi phát tích của khí phách Đông A. Hai câu hỏi được đặt ra cũng trong cuộc Hội thảo nói trên :
Có nhất thiết buộc phải đánh đổi
một nông thôn xanh tươi và hài hòa với thiên nhiên, nơi ấp ủ nền văn hóa truyền thống dân tộc, nơi nuôi dưỡng sự trong lành, ấm áp của tuổi thơ bao thế hệ Việt Nam, để đổi lấy những ngôi nhà bê tông vô hồn đang kệch cỡm mọc lên, phô ra cái thị hiếu hạ cấp, đổi lấy một lối sống lai căng ngấu nghiến những cặn bã của văn minh đô thị chưa kịp tiêu hóa, những hàng rởm, hàng giả độc hại, đổi lấy những dòng sông đen ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước tưoi mát bao đời tắm tưới, thanh lọc tâm hồn Việt Nam, nuôi dưỡng và bồi đắp bản sắc văn hóa dân tộc? Câu thứ hai :
Chúng ta phải làm gì để đền ơn người nông dân
? Để đi tìm câu trả lời, người đặt câu hỏi ấy đã đưa ra một tổng kết khái quát về “
Tám cái nhất
” của người nông dân :
Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất. Hưởng thụ ít nhất. Được giúp kém nhất. Cam chịu lâu dài nhất. Tha thứ cao cả nhất. Thích nghi tài giỏi nhất. Năng động khôn ngoan nhất.
Chuyện
nông dân
vốn là chuyện dài xuyên suốt lịch sử dân tộc, từ trong truyền thuyết lên núi xuống biển mở nước, rồi trường kỳ giữ nước trong cái thế kẹt địa-chính trị “trứng nằm dưới đá ”. Xét đến cùng, giải quyết tốt vấn đề nông dân chính là tạo ra cái nền cơ bản “
sâu rễ bền
gốc
”(Trần Hưng Đạo) cho mọi triều đại, mọi chế độ chính trị, nói theo ngôn ngữ hiện đại là sự phát triển bền vững. Muốn có cái đó thì không chỉ là “
khoan thư sức dân
” (Trần Hưng Đạo) mà còn là “
sao cho thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán giận sầu than
” (Nguyễn Trãi) trên nhận thức sâu sắc rằng “
quyền hành và lực lượng đều nơi dân
” (Hồ Chí Minh) . Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, xin gợi lên đôi điều thô thiển về sức cuộn chảy từ bên dưới vốn quyết định tốc độ của dòng sông lịch sử, về
người nông dân
từng làm nên lịch sử.
Chú thích :
1 thơ Nguyễn Đình Thi 2. Lời trong Nhạc Văn Cao. 3 Thơ Chính Hữu. 4 và 5.
Văn tề Nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu. 6 Thơ Tế Hanh
Xem tin gốc tại đây:
http://www.toquoc.gov.vn/tin-tuc/7967.ts?ccat=1
GS. Tương Lai
Các Tin Khác
Đầu tư thế nào là hợp lý?
24 | 09 | 2008
Sẽ mở rộng đối tượng miễn thủy lợi phí
02 | 09 | 2008
Trung Quốc muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam
02 | 09 | 2008
Co.opMart giảm giá bán từ 5%-50% đối với hàng trăm mặt hàng
02 | 09 | 2008
Giá cả các mặt hàng thực phẩm tiếp tục ổn định.
01 | 09 | 2008
Phiên họp vòng 29 cấp Chủ tịch Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc
01 | 09 | 2008
Để nông dân và DN tìm được tiếng nói chung
01 | 09 | 2008
Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
01 | 09 | 2008
Tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN
01 | 09 | 2008
6 tháng đầu năm 2008 lượng rau quả xuất khẩu qua Bằng Tường tăng
01 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
Trung Quốc: Nông dân được mua bán quyền sử dụng đất
10/13/2008 12:00:00 AM
“Tam nông” đói vốn!
3/23/2010 12:00:00 AM
Nông dân và "nỗi buồn hội nhập"
1/22/2008 12:00:00 AM
Venezuela và mối quan hệ với Việt Nam
3/4/2009 12:00:00 AM
Mở rộng hạn điền: Tích tụ không tước đoạt
3/31/2017 12:00:00 AM
Việt Nam cần cuộc cách mạng mới về ruộng đất?
5/10/2008 12:00:00 AM
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Không để nông dân thiệt thòi...
7/15/2007 12:00:00 AM
Điểm tựa kinh tế nông thôn
4/3/2009 12:00:00 AM
Nông nghiệp 4.0 và một số gợi ý chính sách
1/2/2018 12:00:00 AM
2006: Sản lượng lương thực thế giới giảm
7/20/2007 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn