Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tập đoàn Thái Hòa: Đầu tư vào Lào định hướng cho cà phê Arabica
27 | 11 | 2008
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa, Nguyễn Văn An trao đổi với PV về những kỳ vọng khi đầu tư sang Lào và hướng phát triển sắp tới của Tập đoàn.
Hiện nay, có khoảng 5 doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào lĩnh vực cà phê tại Lào, theo ông lý do để Thái Hòa “ nhảy” vào thị trường này là gì?

Thái Hòa đã làm kinh doanh thương mại với Lào từ năm 2003 trở lại đây, thị trường Lào hiện nay đang nhỏ nhưng nhiều tiềm năng về lĩnh vực cà phê Arabica.

Thực tế, sản lượng cà phê ở Lào tương đương tỉnh KomTum (Việt Nam) với hiệu quả thấp, 300 kg/ha Robusta.

Tuy nhiên ở Lào có 1 vùng được đánh giá hiếm có, trên độ cao 1300-1600m là cao nguyên Boloven (xấp xỉ Đà Lạt). Khí hậu đó được đánh giá là mát mẻ, ko phù hợp cho Robusta nhưng lại rất phù hợp cho Arabica.
Tập đoàn Thái Hòa được đánh giá cao về cà phê Arabica, hiện có 7 nhà máy chế biến cà phê, trong đó 3 nhà máy chế biến cà phê 2 giai đoạn (ướt-khô) ở Việt Nam.

Vừa qua, Thái Hòa đầu tư sang Lào một nhà máy chế biến giai đoạn đầu (ướt) tại bản Vat Luang, huyện Pak Soong, tỉnh Chămpasắc, thuộc cao nguyên Boloven (Lào) với 20 tỷ đồng. Đây là nhà máy đầu tiên trong dự án cụm công nghiệp chế biến cà phê gồm: nhà máy chế biến cà phê, nhà máy sản xuất phân vi sinh... sẽ tiếp tục được xây dựng với tổng vốn đầu tư 100 tỉ đồng.

Với nhà máy này, Thái Hòa điều chuyển thiết bị từ một nhà máy chế biến cà phê tại Quảng Trị (nhà máy nằm trong khu giải tỏa của dự án thủy điện) sang Lào, sau đó Thái Hòa lại đầu tư nhà máy mới khác vào khu công nghiệp tại Quảng Trị.

15 ngày trước đây Thái Hòa đã chạy thử nhà máy chế biến ướt tại Lào, công suất 200 tấn cà phê nguyên liệu/ngày, lượng mua hàng vào và chế biến đạt 50 - 60 công suất của nhà máy. Từ 2010 thì nâng công suất chế biến ướt giai đoạn 2 lên 500 ngàn tấn/ngày đêm

Giai đoạn 2, dự kiến tháng 3/2009 tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, sẽ trên cơ sở 1 nhà máy chế biến cà phê Thái Hòa tại Lâm Đồng chuyển qua trên cơ sở nâng cấp, đồng bộ thiết bị.

Đồng thời xây dựng tiếp nhà máy chế biến phân bón sử dụng trên nền chất thải của nhà máy chế biến ướt và than bùn tại địa phương để phục vụ dự án trồng mới 3000 ha cà phê của Thái Hòa.

Hiện nay, đầu tư sang Lào 100 tỷ là con số kiêm tốn, phụ thuộc vào nhìn nhận địa phương với nhà đầu tư Thái Hòa có thể đầu tư thêm thêm từ 500 đến 800 tỷ đồng.

Với Lào, Thái Hòa không chỉ có dự án cà phê mà cả 10.000 ha cao su, hiện đã tiến hành trồng. Đầu tư vào nông nghiệp vẫn được coi là lĩnh vực an toàn dù giá trị nông sản đang giảm. Nhưng khi đầu tư có thể từ khi giá thấp mình sẽ hưởng lợi khi giá lên cao.

Với cà phê được trồng và chế biến tại Lào, Thái Hòa đã tính toán đầu ra cho thị trường nào?

Đối với vùng trồng cà phê Việt Nam, vùng có khí hậu thổ nhưỡng tốt, ưu tiên vào thị trường khó tính, tạo giá trị gia tăng cao. Hiện nay Thái Hòa gây dựng vùng trồng cà phê chuyên xuất vào thị trường Nhật như Đà Lạt.Vùng xuất cho thị trường Mỹ hay EU là Lâm Đồng. Vùng Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên thích đi vào thị trường Mỹ, với độ axit cao, độ chua hợp lý.

Đối với cà phê trồng, chế biến tại Lào có thể phân theo thị trường khó tính như Nhật , nếu dư mới xuất vào thị trường Mỹ.

Ông đã nói trong thời điểm hiện nay đầu tư vào nông nghiệp là lĩnh vực an toàn. Nhưng theo dự đoán với thị trường nông sản nói chung và cà phê nói riêng thì cuộc khủng hoảng hiện tại bao giờ sẽ chấm dứt?
Theo tôi, nhanh nhất thì nó sẽ kết thúc nhanh nhất vào cuối năm 2009, chậm là giữa 2010. Trong khủng hoảng, có người hưởng lợi và bất lợi. Nếu giá xuống, nhà đầu tư ko chịu nổi, không đầu tư chăm sóc thì mất mùa, và phục hồi khó. Nước nghèo nguy cơ nhiều hơn.

Hiện giá cà phê hay các loại đi về giá thực. Tại thời điểm này, so với cách đây 2 năm người dân vẫn có lãi, bán được khoảng 25 triệu đồng/tấn cà phê nhưng giá thành đã bị leo thang lên đến 18-20 triệu đồng do chi phí nhân công, giá đầu vào tăng. Trước đây 3 năm họ bán 15 triệu đồng/tấn nhưng giá thành chỉ 10.

Việt Nam bất lợi như vậy thì Indonexia còn bất lợi hơn do sản lượng café của họ rất thấp và khi cung ít mà cầu vẫn thế và giá café phải thay đổi.

Tuy nhiên cũng phải nói rõ, cung-cầu phản ánh thực nhưng vừa qua còn có cả yếu tố đầu cơ.

Arabica: Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê coffea arabica do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè.

Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn ca phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn.

Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối.

Robusta: Cà phê vối (coffea canephora hoặc coffea robusta). Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.

Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn.

Việt Nam hiện nay chủ yếu là trồng và xuất khẩu cà phê Robusta.



Nguồn: tinnhanh
Báo cáo phân tích thị trường