Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tổng quan thị trường cao su thế giới
16 | 12 | 2008
Mặc dù, nguồn cung cao su tại 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới giảm do ảnh hưởng của thời tiết nhưng giá cao su củ 3 nước này vẫn giảm cùng chiều với sự giảm giá của thị trường cao su Nhật Bản và Trung Quốc. Giá cao su RSS3 giao tháng 12/2008 của Thái Lan giảm 4 UScent/kg ( tương đương – 2,11%), xuống còn 185 UScent/kg; giá giao dịch cao su SMR 20 tại thị trường Malaysia đạt mức 175,5 UScent/kg, giảm 10,45 UScent/kg; giá cao su SIR 20 tại thị trường Indonesia cũng giảm 1,29% so với giá giao dịch tuần trước, xuống còn 193 UScent/kg.

I. Thị trường cao su châu á

Giá cao su thiên nhiên trên thị trường châu á tuần qua giảm ở hầu hết các thị trường do giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh.

Cuối tuần, giá cao su RSS3 giao tháng 11/2008 giao dịch ở mức 163,5 JPY/kg, giảm tiếp 2,27% so với giá giao dịch tuần trước. Giá cao su RSS3 giao tháng 1/2008 tại thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) cũng giảm 6,18% (tương đương – 885 NDT/tấn) so với mức giao dịch tuần trước, xuống còn 13.435 NDT/tấn.

Mặc dù, nguồn cung cao su tại 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới giảm do ảnh hưởng của thời tiết nhưng giá cao su củ 3 nước này vẫn giảm cùng chiều với sự giảm giá của thị trường cao su Nhật Bản và Trung Quốc. Giá cao su RSS3 giao tháng 12/2008 của Thái Lan giảm 4 UScent/kg ( tương đương – 2,11%), xuống còn 185 UScent/kg; giá giao dịch cao su SMR 20 tại thị trường Malaysia đạt mức 175,5 UScent/kg, giảm 10,45 UScent/kg; giá cao su SIR 20 tại thị trường Indonesia cũng giảm 1,29% so với giá giao dịch tuần trước, xuống còn 193 UScent/kg.

II. Thông tin thêm.

- 9 tháng đầu năm 2008, lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan tăng 1,68%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Thái Lan, tháng 9/2008 nước này xuất khẩu được 277,47 ngàn tấn cao su các loại đạt kim ngạch 480 triệu USD, tăng 11,27% về lượng và tăng 46,48% về trị giá so với tháng 9/2007. Tính đến hết 9 tháng năm nay, Thái Lan xuất khẩu được trên 2 triệu tấn cao su các loại với trị giá 5,13 tỷ USD, tăng 1,86% về lượng và tăng 23,46% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Trong đó, chủng loại cao su ở dạng tấm xuất được nhiều nhất với gần 73 ngàn tấn, trị giá 124 triệu USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 37,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.700 USD/tấn, tăng 24,27% so với giá xuất khẩu trung bình tháng 9/2007. Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang Malaysia đạt 47,36 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình 1.665 USD/tấn; Trung Quốc đạt 15,5 ngàn tấn với giá 1.763 USD/tấn… Tổng lượng cao su này xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm nay đạt trên 556 ngàn tấn, trị giá 913,35 triệu USD, giảm 4,74% về lượng nhưng lại tăng 10,38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến, xuất khẩu cao su TSNR 20 đạt gần 66 ngàn tấn với trị giá 189,5 triệu USD, tăng 8,71% về lượng và tăng 45,57% về trị giá so với tháng 9/2007. Thị trường xuất khẩu chủ yếu chủng loại cao su này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, ấn Độ, Đức. Trong đó, giá xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2.841 USD/tấn; Nhật Bản đạt 2.942 USD/tấn; Hàn Quốc đạt 2.835 USD/tấn; Brazil đạt 2.866 USD/tấn và ấn Độ đạt 2.939 USD/tấn.

Cao su RSS3 cũng xuất được 61,7 ngàn tấn với trị giá 176,43 triệu USD, giảm 0,27% về lượng song lại tăng 31,85% về trị giá so với tháng 9/2007. Loại cao su này được xuất nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc đạt 15,94 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình đạt 2.850 USD/tấn; tiếp đến Nhật Bản đạt trên 14 ngàn tấn, giá xuất khẩu đạt 2.837 USD/tấn…

Tham khảo một số chủng loại cao su XK chính của Thái Lan tháng 9 và 9 tháng/2008

Chủng loại
Mã HS
Tháng 9/2008
So với T9/07
9Tháng/2008
So với 9T/07
Lượng (kg)
trị giá (USD)
% lượng
% trị giá
Lượng (kg)
trị giá (USD)
% lượng
% trị giá
Cao su dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm
4001.1019
72.936.445
123.984.564
10,31
37,03
556.312.965
913.356.570
-4,74
10,38
Cao su TSNR20
4001.2220
65.933.230
189.506.436
8,71
45,57
592.789.090
1.552.357.556
27,98
56,40
Cao su RSS3
4001.2130
61.699.550
176.431.630
-0,29
31,85
474.835.287
1.262.629.415
-2,47
19,54
Cao su loại khác
4001.2290
12.517.324
35.558.510
29,31
67,33
83.423.096
230.440.516
-6,46
12,28
Cao su RSS4
4001.2140
11.866.216
34.020.056
-11,10
18,35
102.779.965
260.330.914
-5,49
12,18
Cao su tấm được làm khô bằng không khí
4001.2910
11.234.840
32.166.422
138,71
217,48
53.896.530
145.703.276
55,23
92,82
Cao su TSNR10
4001.2210
10.501.990
30.870.464
*
*
74.144.913
195.011.207
*
*
Mủ cao su Latex
4001.1011
5.555.885
10.066.771
-27,46
-10,48
60.888.880
104.007.486
16,22
28,19
Cao su TSNRCV
4001.2240
4.346.566
13.514.784
199,08
325,01
20.585.321
57.899.846
55,51
106,31
Cao su Skim
4001.2970
4.263.019
11.080.752
9,68
63,21
42.612.388
97.711.458
18,74
46,91

Sản lượng cao su của Malaysia dự báo giảm

Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trụ sở tại Kuala Lumpur, sản lượng cao su của Malaysia, nước sản xuất cao su lớn thứ ba thế giới sẽ chỉ đạt 1,19 triệu tấn trong năm 2008, giảm 6% so với dự báo trước đó, do nông dân Maiaysia chuyển sang trồng dầu cọ. Trong tháng 7/08. ANRPC đã dự báo sản lượng cao su của Malaysia năm 2008 sẽ đạt 1,26 triệu tấn tăng so với 12 triệu tấn so với năm 2007. Tại Malaysia diện lích trồng cao su dự báo sẽ giảm 268.000 ha từ nay đến năm 2020.

Trong khi đó, không có thay đổi nào trong dự báo sản lượng cho Thái Lan và lndonesia, lần lượt là nước sản xuất cao su số một và số hai thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng của hai nước này đã được xác nhận là đã chậm hơn trong những năm gần đây do thời tiết xấu. Sản lượng cao su của Thái Lan năm 2008 dự báo ổn định ở mức 3,08 triệu tấn sau khi đã giảm hơn 2% so với năm ngoái khi mưa lớn gây cản trở đến hoạt động cạo mủ. Sản lượng của lndonesia có thể sẽ tăng lên đạt 2,86 triệu lấn năm nay so với 2,76 triệu tấn năm ngoái, nhưng tăng trưởng sản lượng của nước này đã và đang giảm tốc gần đây.

Do giá cao su liên tục giảm xuống thời gian qua trong bối cánh nhu cầu thấp và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu mới đây 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới này đã nhất trí sẽ cũng nhau cắt giảm sản lượng 215.000 tấn trong năm 2009.





Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam
Báo cáo phân tích thị trường