Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nỗi lo nông nghiệp
27 | 08 | 2007
Vui mừng trước những tin tức hội nhập WTO, nhưng cũng như bao nước đang phát triển khác mỗi bước tiến gần tới tự do là bấy nhiêu nỗi niềm lo âu, trăn trở cho sự thành bại của ngành nông nghiệp - xương sống cho sự ổn định và phát triển đất nước

Vui mừng trước những tin tức hội nhập WTO, nhưng cũng như bao nước đang phát triển khác mỗi bước tiến gần tới tự do là bấy nhiêu nỗi niềm lo âu, trăn trở cho sự thành bại của ngành nông nghiệp - xương sống cho sự ổn định và phát triển đất nước.

Giới quan sát cho rằng, việc đi trước cả các thành viên WTO trong việc cam kết mở cửa sớm khu vực nông nghiệp sẽ chạm tới khu vực được coi là xương sống của nền kinh tế Việt Nam. Khi bên cạnh những sức ép về cuộc sống ngày càng gay gắt, những người nông dân với những thửa ruộng manh mún ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ đương đầu với làn sóng nông sản xuất khẩu từ nhiều cường quốc nông nghiệp trên thế giới.

Bắt đầu đụng chạm

Dù chưa chính thức vào WTO, nhưng những cam kết thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mới đây đã mở đường cho những tàu ngô từ Mỹ cập cảng Sài Gòn, khi Trung Quốc ngừng xuất, còn giá ngô Thái lại kém cạnh tranh hơn. Sau những tàu ngô xuất ngược đầu tiên này, người ta dự báo thời gian tới khi Việt Nam chính thức hội nhập WTO thì thị trường 83 triệu dân này không chỉ là nơi tiêu thụ ngô - thành phẩm cho sức ăn gia súc, mà còn là điểm đến lý tưởng có các loại nông sản như hoa quả, gạo khác từ Mỹ.

Bài học từ Trung Quốc

Xóa bỏ mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ đã tạo điều kiện cho kinh tế nông hộ phát triển. Tuy nhiên, chính mô hình này cũng đang là trở lực cho con đường phát triển của Trung Quốc. Với tỷ lệ 849 triệu trong tổng 1,3 tỷ dân, các tiểu nông hộ vẫn đang là xương sống của nền kinh tế Trung Quốc. Những chính những xương chính này đang chịu tổn thương, khi thu nhập của họ không theo kịp tốc độ lạm phát từ việc tăng trưởng nhanh trong công nghiệp. Theo con số thống kê năm 2005, thì thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Trung Quốc chỉ đạt 400 USD, trong khi con số này lên tới 1.300 USD trên mỗi đầu dân thành thị. Mặc dù số tỷ lệ người nghèo giảm xuống, nhưng khoảng cách giàu - nghèo ở cường quốc kinh tế Châu Á này lại gia tăng mạnh sau khi vào WTO.

Trung Quốc đang áp đảo thế giới bởi hàng công nghiệp, song trên khu vực nông nghiệp, người dân ở một trong những vựa lúa thế giới này lại bị thua thiệt vì hàng ngoại và vì chính mô hình làm ăn phân tán của mình. Trung Quốc đang tìm kiếm những hướng đi mới, kể cả kinh tế trang trại. Nhưng xem ra những nỗ lực đó vẫn chưa đem lại kết quả, bởi sau nhiều năm sinh sống trong hợp tác xã, rồi cả chục năm làm cả ăn tất, tư duy phối hợp, làm ăn công nghiệp dường như không có, hoặc nếu có lại bị cái khó cản lại. Cải cách ruộng đất, tái lập lại việc tư hữu đất những mong tạo dựng được những nông trang kiểu phương Tây. Song ý tưởng tốt đẹp này lại đang bị lợi dụng khi những kẻ lắm tiền nhiều của chỉ tìm cách sở hữu đất mà không phát triển.

Một trong những mô hình khả thi nhất, là việc liên kết và phối hợp trong sản xuất. Với cách làm này, Bắc Kinh đạt được mục đích hợp lực trong nông nghiệp khi người dân được sở hữu đất đai dài hạn sẽ có trách nhiệm hơn với những thửa ruộng, con giống của mình. Để gia tăng sức mạnh cho khu vực nông nghiệp trong thời hội nhập, Bắc Kinh đã đặt việc phân bổ và giữ đất nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Được biết, Chính phủ Trung Quốc còn dự kiến cắt bỏ thuế nông nghiệp, hỗ trợ việc chăm sóc y tế nông thôn và phổ cập giáo dục tiểu học. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm những giải pháp để nông dân dễ dàng hơn trong việc mua bán, và cầm cố quyền sở hữu đất đai cho những mục đích phát triển nông nghiệp.

 



Báo cáo phân tích thị trường