Theo báo cáo của chuyên gia Vũ Quốc Huy biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô thể hiện rõ trên việc giá lương thực, thực phẩm tăng rất cao, tỷ lệ lạm phát tăng, người dân và doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu và có xu hướng tích luỹ dự phòng cao. Nhất là đối với đối tượng dân nghèo là những người có thu nhập thấp, có ít tích luỹ kinh tế thì những tác động tiêu cực này càng ảnh hưởng rõ ngay trong cuộc sống chi tiêu hàng ngày. Qua một số nghiên cứu cho thấy giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu thế giới tăng tac động đến cán cân thanh toán, tác động đến thị trường hàng hoá trong nước, tác đông đến cán cân tài khoá. Giá các mặt hàng sản xuất tiêu dùng có xu hướng tăng trong khi mức tăng thu từ nhập khẩu, trợ cấp và các chương trình khác không phát triển tương ứng. Mặc dù đã có sự điều chỉnh tiền lương cho bộ phận lao động tuy nhiên chi tiêu của phần lớn các gia đình hiện nay tđều trong tình trạng “lương đuổi giá”.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm nhưng với mỗi đối tượng khác nhau thì những tác động ngắn hạn này lại có những ảnh hưởng riêng biệt. Như đối với các hộ giàu ở thành thì tác động này có tiêu cực nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, còn đối với các hộ nghèo thành thị, hộ nông thôn làm công thì đây là vấn đề mang tính tiêu cực lớn; nhưng ngược lại đối với các hộ nông thôn dư thừa lương thực thì lại đem đến ảnh hưởng tốt vì có thể bán lương thực với giá hời. Theo một số nghiên cứu gần đây thì Việt Nam là một trong những trường hợp mang tính chất “ngoại lệ” khi giá cả tăng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn, tăng tỷ lệ hộ nghèo ở thành phố.
Trao đổi về vấn đề giá lương thực, thực phẩm tăng chuyên gia Đào Hoàng Tùng, Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Do tác động của lạm phát và giá lương thực, thực phẩm tăng cao, số hộ nghèo của cả nước cuối năm 2007 đã tăng thêm khoảng 335.000 hộ so với thời điểm cuối năm 2006 trong đó có trên 245.000 hộ nông thôn. Hiện đã có một số điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo cho phù hợp với thực tế tuy nhiên dù có được điều chỉnh thì số hộ gia đình đang phải sống ở mức nghèo khổ vẫn là như thế. Chính vì vậy rất cần có thêm cá chính sách hỗ trợ như các chương trình việc làm cho người nghèo gắn với trả lương thực, để có chi tiêu cho lương thực thực phẩm vẫn được đảm bảo
Còn chuyên gia Lê Thị Lân từ CFRC thì đóng góp ý kiến trong thời gian qua có nhiều thời điểm, giá đầu vào của các nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng đột biến. Trong khi đầu ra của sản phẩm không ổn định gây nhiều khó khăn cho nông dân. Vì vậy cần chú trọng quản lý điều hành không tăng giá đột biến cho các mặt hàng, cần có những biện pháp để không để giá giảm đột biến, gây bất ổn cho sản xuất nông nghiệp.