Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 4/8: giá biến động
06 | 08 | 2009
Giá ngũ cốc trên thị trường thế giới biến động mạnh trong ngày 4/8/2009, với gạo tăng giá, trong khi các ngũ cốc khác giảm giá, do có sự điều chỉnh xu hướng sau 3 phiên liên tục tăng giá.

Giá gạo thô kỳ hạn trên thị trường Chicago tăng vào lúc đóng cửa ngày 4/8 do hoạt động mua mạnh.

Gạo thô kỳ hạn tháng 9 giá tăng 18 ½ US cent đạt 13,81 ½ USD/cwt, và kỳ hạn tháng 11 tăng 15 ½ US cent đạt 14,02 ½ USD/cwt.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 62% sản lượng lúa vụ này của Mỹ đang phát triển bình thường, tương đương mức của tuần trước.

Trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo Basmati của Ấn Độ chắc chắn sẽ tăng tới 2 triệu – 2,5 triệu tấn trong tài khoá kết thúc vào tháng 3/2010 do nhu cầu tăng từ Trung Đông và Iran.

Xuất khẩu gạo Basmati của Ấn Độ trong năm kết thúc vào tháng 3/2009 đạt khoảng 1,5 triệu tấn.

Ngày 6-8, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ bắt đầu mở đợt đấu giá bán một phần gạo trong kho dự trữ cho các nhà xuất khẩu theo đúng dự kiến đã được công bố cách đây ba tuần. Thái Lan sẽ mở kho dự trữ bán khoảng 670.000 tấn gạo, gồm gạo trắng Jasmine và gạo tấm 5% trong hai ngày 6 và 10-8. Sau đó, Ủy ban điều hành chính sách lúa gạo Thái Lan sẽ mở thêm một gói đấu giá 600.000 tấn thóc từ kho lương thực quốc gia vào tháng 9.

Trên thị trường ngô, giá tại Chicago giảm vào lúc đóng cửa ngày 4/8/2009 do sự điều chỉnh xu hướng giá sau khi tăng mạnh trong ngày 3/8.

Tại Chicago, ngô kỳ hạn tháng 9 giá giảm 3 ½ US cent xuống 3,54 1/2 US cent/bushel, và kỳ hạn tháng 12 giảm 3 ¼ US cent xuống 3,65 ¾ USD/bushel.

Tại sở giao dịch hàng hoá Đại Liên (Trung Quốc), ngô kỳ hạn tháng 1/2010 giá giảm 0,2% xuống 1.628 NDT (238 USD)/tấn.

Dầu thô giảm giá cũng có tác động tới thị trường hàng hoá, kéo giá ngô giảm xuoóng.

Trước đó, từ 22/7 đến 3/8, giá ngô đã tăng giá 16% do USDA thông báo kết quả điều tra cho thấy thời tiết ẩm và lạnh ảnh hưởng xấu tới diện tích trồng ngô, và lo ngại diện tích trồng ngô có thể giảm xuống thấp hơn mức 87,035 triệu acres đánh giá vào ngày 30/6.

USDA dự đoán sản lượng ngô của Zimbabwe sẽ tăng nhẹ trong mùa vụ thu hoạch 2008/09 này. FAS đã tiến hành các khảo sát bằng vệ tinh và trực tiếp trên mặt đất từ tháng 2/2009, khi mà diện tích gieo trồng cây nông nghiệp đã gần đạt được các chỉ số mục tiêu đề ra về diện tích.

Năng lực sản xuất hạt giống của Zimbabwe giảm 85% kể từ năm 2000. Chất lượng hạt giống kém đi kèm với việc thiếu các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất như phân bón, vôi bột, thuốc bảo vệ thực vật và dầu diesel… khiến các hoạt động đầu tư để có được một mùa vụ thu hoạch bội thu thường rất tốn kém và càng khó khăn hơn đối với các trang trại quy mô vừa và nhỏ.

Sản lượng thu hoạch ngô của Zimbabwe trong mùa vụ 2007/08 là 580.000 tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trước đó. Điều này khiến các tổ chức nhân đạo phải cấp bách thực hiện các chương trình cứu trợ lương thực cho khoảng 7 triệu người dân. Nhu cầu sử dụng ngô của người dân Zimbabwe ước khoảng 1,8 triệu tấn.

Theo ước tính của FAS, năng suất trung bình ngô của Zimbabwe khoảng 0,44 tấn/ha, tăng nhẹ so với mức sản lượng 01 năm trước đó (0,40 tấn/ha). Báo cáo đánh giá Chương trình lương thực thế giới của FAO đối với Zimbabwe sẽ được xuất bản trong giữa tháng 6. Báo cáo sẽ cho thấy những số liệu cụ thể về sản xuất nông nghiệp và lương thực của Zimbabwe cùng với đề xuất những biện pháp giải quyết các vấn đề khó khăn về lương thực cho quốc gia Châu Phi.

Trên thị trường lúa mì thiếu các yếu tố hỗ trợ khiến giảm xuống vào lúc đóng cửa ngày 4/8, sau khi tăng giá vào ngày trước đó.

Đâylà lần đầu tiên trong 4 phiên giao dịch, giá lúa mì giảm do đồn đoán thời tiết đẹp sẽ góp phần đẩy tăng mạnh sản lượng ở Mỹ, Nga và Canada, 3 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Trên thị trường Chicago, lúa mì kỳ hạn tháng 7 giá giảm 7 US cent xuống 5,42 ¼ USD/bushel. Giá tại Kansas kỳ hạn tháng 9 giá giảm 6 US cent xuống 5,73 USD/bushel, trong khi tại Minneapolis kỳ hạn tháng 9 giảm 4 1/4 US cents xuống 6,20 USD/bushel.

Các yếu tố cơ bản bất lợi cho xu hướng giá tăng, bao gồm nguồn cung tăng trên toàn cầu, và nhu cầu xuất khẩu chậm lại.

Mỹ là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, tiếp đến là Nga và Canada. Lúa mì là loại nông sản quan trọng thứ 4 ở Mỹ, với xuất khẩu đạt 16,6 tỷ USD năm 2008, trước đó là ngô, đậu tương mà cỏ đuôi ngựa.

Giá ngũ cốc thế giới ngày 04/08

Giá ngô tại Chicago ngày 4/8, US cent/bushel

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

+/-

Gạo, USD/cwt (+/- tính theo cent)

T9/09

354,4

-3,4

T9/09

13,81

+18,5

T11/09

14,02

+ 15,5

T10/09

14,17

+ 14,5

Ngô (US cent/bushel)

T9/09

354,4

-3,4

T12/09

365,6

-3,2

T3/10

379,0

-3,0

T5/10

388,4

-3,0

Lúa mì (US cent/bushel)

T9/09

542,2

-7,0

T12/09

570,2

-7,0

T3/10

588,6

-6,4

T5/10

601,0

-6,6

(Vinanet)



Báo cáo phân tích thị trường