Chưa chủ động về nguyên liệu
Lâu nay, nguyên liệu để làm long nhãn ở các xã Phương Chiểu (Tiên Lữ), Liên Phương (TP. Hưng Yên) chủ yếu phụ thuộc vào nhãn ở các địa phương khác. ông Vũ Văn Giản, Phó chủ tịch UBND xã Phương Chiểu cho biết: “Việc phát triển sản xuất nhãn chất lượng cao phục vụ nhu cầu quả tươi trên thị trường khiến diện tích trồng nhãn làm long tại địa phương chỉ còn 10%”.
Do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nên khi giá nhãn tăng cao, nguồn cung bấp bênh, nhiều chủ lò mất ăn, mất ngủ. ông Nguyễn Đức Thêu ở thôn Phương Trung (Phương Chiểu) có thâm niên hơn 10 năm trong nghề chế biến long nhãn cho biết: “Nhãn Hưng Yên năm nay mất mùa, nhãn để chế biến chẳng còn mấy nên tôi phải bắt mối từ các vùng khác. Năm ngoái, giá nhãn nhập vào chỉ 3.000 - 4.000 đồng /kg, nhưng năm nay lên tới 7.000 - 9.000 đồng /kg, trừ chi phí nhân công, chất đốt, vận chuyển, may mắn thì hoà vốn, nhưng chúng tôi vẫn phải làm để giữ mối hàng”. Khác với ông Thêu, ông Nguyễn Thanh Bình có 3 lò sấy nhưng vẫn chưa nổi lửa bởi không mua được nguyên liệu.
Theo thống kê, mỗi năm xã Phương Chiểu thu về trên 2 tỷ đồng từ việc chế biến long nhãn, nhưng đến nay, khi đã vào chính vụ, cả xã mới có gần 40% lò sấy hoạt động. ông Giản cho hay: “Không chủ động được nguồn nguyên liệu, giá nhãn tăng cao khiến nhiều chủ lò ngậm ngùi bỏ Theo ông Phùng Chí Lĩnh, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Hưng Yên: “Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các mặt hàng nông sản không phức tạp, việc hoàn thiện thủ tục và cấp giấy chứng nhận được thực hiện trong thời gian 15 - 30 ngày. Tuy nhiên, đến nay số lượng các cơ sở sản xuất đến đăng ký chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Cần tạo dựng thương hiệu
Mặc dù đã hơn 1 tháng kể từ ngày Trung Quốc áp dụng truy nguyên rõ nguồn gốc xuất xứ của 5 loại trái cây khi nhập vào nước này, trong đó có nhãn, nhưng hầu hết các cơ sở chế biến long nhãn ở Phương Chiểu mới chỉ nghe nói mà chẳng biết làm gì. ông Giản cho biết: “Hiện chưa có cơ quan, tổ chức nào giúp địa phương phát triển thương hiệu long nhãn. Việc đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay nguồn gốc xuất xứ, người dân có biết nhưng chẳng mấy quan tâm. Khách mua cũng chẳng yêu cầu giấy tờ hay đăng ký chất lượng vì chủ yếu xuất qua đường tiểu ngạch”.
Tham quan một số cơ sở chế biến, chúng tôi nhận thấy hầu hết long nhãn đều được đóng vào các bao nylon từ 10 - 15 kg, có cơ sở đợi thương lái đến mua buôn, có cơ sở đánh hàng lên cửa khẩu bán trực tiếp. Việc thiếu hiểu biết, thiếu sự quan tâm đối với đăng ký chất lượng sản phẩm chính là thiệt thòi lớn đối với các cơ sở sản xuất. Qua khảo sát thị trường, 1kg long nhãn được bày bán trên các cửa hàng tại TP.Hưng Yên có giá 150.000 - 210.000 đồng nếu bao bì đóng gói đẹp, nhãn mác đầy đủ, đăng ký chất lượng sản phẩm rõ ràng. Còn tại các điểm bán lẻ ở Phương Chiểu, long nhãn loại ngon chỉ có giá 120.000 - 130.000 đồng /kg.
Đã đến lúc ngành chức năng cũng như các cơ sở sản xuất long nhãn cần hành động để tạo dựng thương hiệu; cần có quy hoạch vùng trồng để chủ động nguồn nguyên liệu. Mặt khác, phải đăng ký chất lượng sản phẩm cũng như có biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Có như vậy, giá trị và uy tín của sản phẩm mới được nâng cao.