Trong trung hạn, thị trường ngũ cốc tiếp tục được hậu thuẫn tăng giá bởi hạn hán ở nhiều nước sản xuất nông sản lớn, do ảnh hưởng của El Nino.
Hạn hán ở các tỉnh trồng ngô chính thuộc miền Đông Bắc Trung Quốc dự báo sẽ làm giảm khoảng 15 triệu tấn sản lượng ngô. Tuy nhiên, với mức dự trữ 30 triệu tấn, Chính phủ Trung Quốc có thể ngăn chặn được giá ngô tăng. Năm ngoái, Trung Quốc sản xuất 165,9 triệu tấn ngô. Trong tuần qua, giá ngô tại các tỉnh Harbin và Hắc Long Giang đã tăng lên 1.580 NDT/tấn từ mức 1.550 NDT/tấn.
Sản lượng ngô Trung Quốc năm ngoái đạt 165,9 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm trước đó.
Sản lượng ngô thế giới vụ 2009-10 cũng được điều chỉnh tăng thêm 2 triệu tấn so với dự báo hồi tháng trước, lên 784 triệu tấn.
Thất vọng về nhu cầu xuất khẩu cộng với áp lực mang tính kỹ thuật kéo giá lúa mì kỳ hạn trên thị trường Chicago giảm xuống mức thấp mới trong ngày 3/9/2009.
Tại Chicago, hợp đồng mua bán lúa mì kỳ hạn tháng 12 giảm 7 US cent xuống 4,78 ¾ USD/bushel, tại Kansan giá giảm 7 ¾ US cent xuống 4,99 ¼ USD/bushel, trong khi tạii Minneapolis giá giảm 10 ½ US cent xuống 5,05 ¾ USD/bushel.
Đồng Đôla Mỹ tăng giá gây áp lực giảm giá lúa mì Mỹ, bởi nó làm cho hàng hoá xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn với khách hàng nước ngoài.
Tại Australia, sản lượng lúa mì có thể giảm xuống khoảng 20 – 21 triệu tấn, giảm so với 22 triệu tấn tuần trước. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn phụ thuộc vào lượng mưa. Trong năm kết thúc vào ngày 31/3/2009, sản lượng ngô Australia đạt 21,4 triệu tấn.
Theo Cục thống kê Australia, xuất khẩu lúa mì của nước này trong tháng 7/2009 chỉ đạt 1,06 triệu tấn, giảm 35% so với tháng 6, đưa lượng xuất khẩu từ đầu năm tới tháng 7 (Năm marketing sẽ kết thúc vào ngày 30/9/2009) đạt 12,35 triệu tấn.
Bang Western chiếm 54% tổng khối lượng xuất khẩu lúa mì, các bang New
South Wales, South Australia Queensland và Victoria chiếm lần lượt 19%, 13%, 8,1%, và 6,2%.
Tiêu thụ lúa mì nội địa đạt 368.600 tấn, giảm 5,6% so với tháng trước, đưa tổng lượng tiêu thụ lúa mì từ đầu năm marketing tới nay đạt 4,02 triệu tấn.
Australia sản xuất 21,4 triệu tấn lúa mì trong niên vụ vừa qua (kết thúc vào 31/3/2009).
Trong khi đó, giá gạo trên thị trường Chicago ngày 3/9 tăng do hoạt động mua mang tiính kỹ thuật và sự không chắc chắn về sản lượng gạo ở Mỹ và Ấn Độ.
Tại Chicago, gạo kỳ hạn tháng 9 giá tăng 27 ½ US cent lên 13,90 USD/cwt, trong khi kỳ hạn tháng 11 tăng 25 ½ US cent lên 14,10 ½ USD/cwt. Trong tuần qua, giá gạo Mỹ đã tăng 34 ½ US cent/cwt.
Giá gạo ở châu Á chắc chắn sẽ tiếp tục vững trong tương lai gần, mặc dù dự trữ ở Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, còn rất nhiều, và sản lượng vụ tới – thu hoạch vào tháng 11 - khả năng sẽ được mùa.
Tình hình hạn hán ở Ấn Độ vẫn diễn biến phức tạp, song đây lại là tin tốt lành với các nước xuất khẩu gạo khác. Xuất khẩu gạo Thái lan sang châu Phi gần đây đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 400.000 tấn mỗi tháng, và chắc chắn sẽ duy trì như vậy cho tới hết năm nay. Hiện giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 580 USD/tấn.
Vào cuối tháng 8 vừa rồi, ở bang Uttar Pradesh của Ấn Độ đã có mưa, song sản lượng gạo vụ hè năm nay có thể chỉ bằng gần nửa năm ngoái, vì nông dân trồng lúa muộn hơn 45 ngày so với kế hoạch.
Tuy nhiên hiện tại, nhu cầu ngũ cốc xuất khẩu ở châu Á không cao. Các thương gia hy vọng tình hình xuất khẩu sẽ được cải thiện trong nửa đầu tháng 9/2009.
Giá ngũ cốc tại Chicago ngày 03/9/2009
Kỳ hạn | Giá đóng cửa | +/- |
Ngô (US cent/bushel) |
T9/09 | 311,0 | -2,2 |
T12/09 | 315,6 | -3,4 |
T3/10 | 329,0 | -3,4 |
Lúa mạch (US cent/bushel) |
T9/09 | 197,0 | -4,4 |
T12/09 | 209,0 | -5,0 |
T3/10 | 222,0 | -4,6 |
Lúa mì(US cent/bushel) |
T9/09 | 451,2 | -5,6 |
T12/09 | 478,6 | -7,0 |
T3/10 | 498,4 | -6,6 |