Trong quý II năm 2010, DCP trung bình là 317,45 US cents/kg và hầu như duy trì ở mức trên 300 US cents/kg. Trong tổng số hơn 60 ngày giao dịch trong quý, chỉ số DCP được giữ ở mức trên 300,00 US cents/kg trong phần lớn thời gian, khoảng 47 ngày giao dịch.
Giá cao su thế giới trong ngày giao dịch đầu tiên của quý là 335,37 US cents/kg và tiếp tục phục hồi để đạt tới đỉnh 350,67 US cents/kg vào ngày 15/04. Theo đó, mức giá này tiếp tục dao động trên 350 US cent/ kg trong một vài ngày giao dịch sau đó trước khi giảm nhẹ khoảng 17,69 US cents/kg còn 332,98 US cents/kg ngày 30/04. Tiếp tục rớt giá khoảng 41,17 US cents/kg trong 11 ngày giao dịch, giá cao su rơi xuống mức thấp nhất 291,81 US cents/ kg vào ngày 17/05. Cho đến ngày 24/05, giá cao su phục hồi tới trên 300 US cents/kg, ngoại trừ 5 ngày trong tuần thứ hai của tháng Sáu, và đóng cửa vào ngày 30/06 tại 303,27 US cents/kg. Bảng thống kê dưới đây so sánh điểm nổi bật của chỉ số DCP giữa Quý I và Quý II năm 2010:
| Quý I - 2010 | Quý II - 2010 |
Ngày | DCP | Ngày | DCP |
Mở cửa | 04/01 | 290.47 | 01/04 | 335.37 |
Cao nhất | 31/03 | 334.57 | 15/04 | 350.67 |
Thấp nhất | 04/02 | 290.47 | 17/05 | 291.81 |
Đóng cửa | 31/03 | 334.57 | 30/06 | 303.27 |
Bình quân | 311.95 |
| 317.45 |
% Lãi/Lỗ | +15.18 |
| -9.57 |
Đường chuyển động trung bình 14 ngày DCP mở tại 324,62 US cents/kg và tăng nhanh trong 16 ngày giao dịch tiếp theo đạt mức cao nhất tại 346,78 US cents/kg; trước khi một lần nữa bắt đầu đi xuống vào ngày 25/04 và sau đó liên tục rớt giá xuống mức thấp nhất tại 298,20 US cents/kg ngày 25/05.
Thời điểm tháng 4 và tháng 5, do hạn chế về cầu từ Trung Quốc, đất nước tiêu thụ cao su lớn trên thế giới, giá cao su giảm mạnh. Sang đến tháng 6, thị trường cao su thế giới dần giảm bớt áp lực giá cao, dao động trung bình trong khoảng từ 300 đến 305 US cents/kg. Do tâm lý lo ngại về nguồn cung cao su khi vụ đông kết thúc, giá cao su tiếp tục suy giảm, duy trì ở mức trên 300 US cents/kg trong phần lớn thời gian của quý.
Các yếu tố đáng chú ý ảnh hưởng đến giá và thị trường cao su tổng hợp trong quý bao gồm:
· Vụ đông ở Bắc bán cầu là lúc đỉnh điểm trong nửa đầu của tháng Tư và dịu dần sau đó nhưng tác động của nó kéo dài sang tận tháng Năm. Sản xuất đã không phục hồi trở lại bình thường như mong đợi, thêm vào đó là những khó khăn trong khi thu hoạch bởi trận mưa lớn bất ngờ trong tháng sáu.
· Thái Lan vẫn tiếp tục tập trung nâng cao năng suất và sản lượng cao su để cạnh tranh và giữ vị trí nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới.
· Trung Quốc giải phóng 60.000 tấn cao su tự nhiên từ kho dự trữ của chính phủ (ước tính khoảng 180.000 tấn) và rút dự trữ khoảng 120.000 tấn trên 160.000 tấn trong kho của Thanh Đảo (được mua trước đó với giá thấp hơn) với nỗ lực giảm thiểu giá cao và áp lực từ nguồn cung hạn chế.
· Lượng tiêu thụ vẫn mạnh mẽ mặc dù những khách hàng lớn đã giảm đơn đặt hàng do đề phòng sự suy giảm sâu hơn hoặc đứng ngoài bằng cách giảm hàng tồn kho.
· Mối lo ngại về sự chậm phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn còn kéo dài do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp có thể ảnh hưởng đến các nước khu vực khác trong khu vực Châu Âu.
· Ngày 19 tháng 6, Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cho phép linh hoạt hơn với tỷ giá nhân dân tệ. Điều này cũng được dự báo là tốt cho cao su thiên nhiên trong dài hạn bởi vì nó sẽ làm cho giá nhập khẩu rẻ hơn.
· Giá dầu thô thế giới giảm trong quý phản ánh mối lo ngại và sự thiếu tự tin về mức độ đóng góp của các nền kinh tế phương Tây đối với việc phục hồi kinh tế toàn cầu. Giá dầu thô trên sàn NYMEX ngày 01/04 tại Mỹ mở cửa ở mức $84,84/thùng và đóng cửa vào ngày 30/06 tại mức $75,63/thùng. Mức giá cao nhất ghi nhận được trong thời kì này là $86,84/thùng vào ngày 06/04 và thấp nhất là $68,01/thùng ngày 20/05.
Trích bản tin Thị trường nông sản & Hội nhập