Trong thập kỷ qua, sản xuất và xuất khẩu cá tra đã tăng trưởng mạnh mẽ. Diện tích nuôi cá tra đã tăng gấp 5 lần, lên mức 6 ngàn ha và sản lượng tăng 35 lần, hiện tại đạt 1,35 triệu tấn. Theo Thứ trưởng Bộ thủy sản, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, cho biết kim ngạch xuất khẩu cá tra đã tăng vọt từ mức 40 triệu USD lên 1,43 tỷ USD trong thập kỷ qua.
Theo ông Dương Ngọc Minh, chủ tịch Tập đoàn Hùng Vương, giá cá tra Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn so với giá cá hồi và cá rô phi, giúp sản phẩm này đáp ứng nhu cầu đa dạng trên các phân khúc thị trường khác nhau. Mỹ là nhà nhập khẩu chính mặt hàng này từ Việt Nam nhưng 3 tháng gần đây, các nước Nam Mỹ, Nga và một số nước châu Á đang ngày càng tăng kim ngạch nhập khẩu.
Hiện tại, ngành sản xuất cá tra đang phải đối mặt với một loạt thách thức như phát triển bền vững, cạnh tranh dựa vào giá gây bất lợi cho chính các nhà xuất khẩu và chi phí sản xuất tăng cao. Để gia tăng giá trị cho sản phẩm cá tra và tránh các rủi ro kiện chống bán phá giá, bà Hồng Minh cho biết các nhà xuất khẩu cá tra cần hợp sức và đặt giá xuất khẩu thay vì cạnh tranh để đè bẹp lẫn nhau. Bà kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp để phát triển hoạt động sản xuất cá tra Việt Nam theo hướng bền vững và tăng cường khả năng cạnh tranh của mặt hàng này.
Việt Nam nên học tập các quốc gia như Na Uy, Pháp và Chile về mô hình tổ chức cộng đồng doanh nghiệp để phát triển nghề cá, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của mình. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng và các yêu cầu khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Theo ông Dương Ngọc Minh, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đạt khoảng 600 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim Dung AGROINFO
Theo fis.com