Yếu tố chi phối giá lên
Từ 7/10, chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua lúa gạo, với mức giá khoảng 480 USD/tấn gạo thô vụ mới, hiện đang thu hoạch, cao hơn 50% so với mức giá trên thị trường của gạo vụ cũ. Thái Lan là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 8 – 10 triệu tấn, mang lại cho nước này quyền lực chi phối giá trên thị trường. Lũ lụt tại Thái Lan trong những tuần gần đây có thể gây thiệt hại 3 – 5 triệu tấn lúa của nước này.
Lũ lụt tại Campuchia, Lào, Philippines và Myanmar cũng có thể gây thiệt hại thêm 2 – 3 triệu tấn gạo.
Philippines, nhà nhập khẩu lớn trên thị trường thế giới, có thể mất khoảng 1 triệu tấn gạo do lũ lụt, có thể đẩy kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này trong năm 2012 vượt mục tiêu 500 ngàn tấn ban đầu.
Lũ lên trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam cũng có thể làm ảnh hưởng đến vụ lúa thu đông. Trong khi đó, giá gạo nội địa của Việt Nam đang tăng nóng do các nhà giao dịch tăng cường tích trữ, chờ giá lên.
Lũ lụt tại Pakistan gây thiệt hại khoảng 250 ngàn tấn lúa, phá hủy cơ sở hạ tầng thủy lợi và làm gián đoạn hoạt động vận chuyển gạo. Đồng thời, tình trạng thiếu điện tại nước này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xay xát lúa.
Giá xuất khẩu từ Ấn Độ đang tăng lên và ngày càng khó giao hàng do tình trạng tắc nghẽn tàu tại các cảng
Sản lượng gạo hạt dài của Mỹ giảm khoảng 20 – 30% so với năm 2010 và nước này đang phải đối phó với vấn đề chất lượng gạo vụ cũ thấp.
Sản lượng gạo vụ mới tại Nam Mỹ, hiện đang gieo trồng, có thể giảm so với năm ngoái do giá gạo địa phương không khuyến khích nông dân trồng lúa và một số khu vực trồng lúa tại Nam Mỹ thiếu nước do hiệu ứng La Nina.
Yếu tố chi phối giá xuống
Cả FAO và USDA đều dự đoán sản lượng gạo thế giới năm 2011 sẽ đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng năm 2011 duy trì ở mức khoảng 30%. Thậm chí với tình hình lũ lụt hoành hành trên vành đai lúa gạo châu Á, dự trữ gạo thế giới vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu.
Các nhà xay xát và xuất khẩu đang tích trữ gạo vụ cũ với kỳ vọng chương trình thu mua lúa gạo của chính phủ Thái Lan và lũ lụt tại nước này,giúp duy trì lượng gạo xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan hiện đang nắm giữ khoảng 2 triệu tấn gạo cũ và những nhà xay xát gạo, những nhà giao dịch và xuất khẩu nước này đang nắm trong tay khoảng 3 triệu tấn.
Ngay cả khi nguồn cung gạo từ Thái Lan giảm sút, những người mua thế giới có nguồn gạo thay thế từ Việt Nam, Pakistan, Nam Mỹ và hiện có thêm Ấn Độ.
Lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua, chính phủ Ấn Độ cho phép xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo non-basmati và thậm chí có thể nâng mức gạo được phép xuất khẩu. Thông báo về được phép xuất khẩu gạo non-basmati giúp giảm áp lực lên kho dự trữ gạo của nước này, vốn đã đạ mức cao kỷ lục nhờ vụ mùa bội thu.
Giá gạo Ấn Độ chào bán ở mức giá thấp hơn giá chào bán từ Thái Lan khoảng 100 USD/tấn, giúp nước này cạnh tranh tốt với gạo Thái Lan. Đồng thời, chính phủ Ấn Độ cũng đang xem xét việc cho phép xuất khẩu 5 triệu tấn gạo non-basmati trong năm 2011.
Ngay cả khi lũ lụt gây thiệt hại cho vụ lúa tại Campuchia, Lào và Myanmar, những nước này cũng không phải là những nhà xuất khẩu gạo lớn và nguồn cung nội địa hạn chế sẽ khiến những nước này khó xuất khẩu gạo.
Việt Nam chỉ chịu ảnh hưởng hạn chế của lũ lụt. Bất chấp tình hình dự trữ gạo hiện thời, chính phủ Việt Nam tiếp tục tái khẳng định nước này đang nắm giữ một lượng gạo dồi dào. Gần đây, những nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã hủy hợp đồng xuất khẩu lên đến 500 ngàn tấn do họ không thể thu mua gạo giá cao nội địa để xuất khẩu với mức giá thấp.
Vụ lúa tại Pakistan có vụ lúa tốt, bất chấp một số khu vực chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Các nhà xuất khẩu gạo nước này cũng đang nỗ lực cạnh tranh với Ấn Độ, giảm giá chào bán trong những ngày gần đây.
Philippines cho biết nước này vẫn có nhiều gạo và sẽ không nhập khẩu thêm gạo trong năm 2011, bất chấp việc lũ lụt hoành hành. Nước này đã nhập khẩu 860 ngàn tấn gạo trong năm 2011 tính đến thời điểm này.
Indonesia, một nhà nhập khẩu quan trọng khác tại châu Á, cho biết đã nhập khẩu gạo đủ cho năm 2011.
Thị trường gạo tương lai Mỹ đã là tốt chức năng điều tiết nhu cầu.
Brazil đang tăng cường xúc tiến thương mại với các nước Trung Mỹ và Haiti. Uruguay hiện đang bán gạo cho một số thị trường, vốn là thị trường truyền thống của Mỹ. Nam Mỹ vẫn nắm trong tay lượng gạo dồi dào nhờ vụ năm ngoái bội thu, ngay cả khi sản lượng lúa vụ năm 2011 thấp hơn năm 2010.
Kim Dung AGROINFO
Theo Oryza