Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhà khoa học Trung Quốc lên kế hoạch sản xuất đại trà lúa trên nước mặn – kiềm (sea-rice
18 | 10 | 2016
Cha đẻ giống lúa lai Trung Quốc – ông Yuan Longping – đang có kế hoạch mở rộng sản xuất loại lúa biển tại một trung tâm nghiên cứu mới thành lập tại Thanh Đảo, một thành phố cảng tại phía Đông tỉnh Sơn Đông.

Trong 3 năm qua, trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa biển này, được dẫn dắt bởi nhà khoa học xuất chúng Yuan Longping, dự kiến tăng năng suất lúa biển lên 200kg/mu (mu là đơn vị đo diện tích của Trung Quốc, tương đương 666m2), tương đương 3,3 tấn/ha, theo các nhà chức trách tại Thanh Đảo cho biết.

Lúa biển tự nhiên thỉnh thoảng được tìm thấy tại các vùng đất giàu muối – kiềm tại các cửa sông đổ ra biển. Loại lúa này kháng vật hại, dịch bệnh, muối và kiềm, đồng thời không cần phân bón. Tuy nhiên, sản lượng của loại lúa này mới chỉ đạt 75kg.

Trung tâm nghiên cứu tại Thanh Đảo sẽ sử dụng nguồn gene này để sản xuất một giống lúa biển mới, có thể có năng suất cao hơn và trồng được trong nước mặn.

Được cấp vốn đầu tư ban đầu 100 triệu NDT, tương đương 14,86 triệu USD, các nhà khoa học sẽ bắt đầu thử nghiệm trên diện tích 2ha đất mặn-kiềm tại phía Bắc vịnh Jiaozhou trong tháng 4. Dự án này sẽ cần vốn đầu 2 tỷ NDT.

Trong những thập kỷ qua, các nhà khoa học Trung Quốc, dẫn đầu là ông Yuan Longping, đã có nhiều nghiên cứu thành công trong tăng năng suất lúa gạo, loại lương thực cho 65% người dân Trung Quốc.

Theo China Daily



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường