Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Khi nông dân miền Tây trồng lúa lai
13 | 06 | 2008
Lúa lai đưa vào Việt Nam hơn chục năm qua nhưng chủ yếu ở miền Bắc. Còn nông dân vựa lúa ĐBSCL vẫn chưa mặn mà với loại lúa này.
Nông dân ĐBSCL có thành kiến với cây lúa này với suy nghĩ “nó cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo lại kém, chỉ nên trồng ở vùng ruộng ít người đông”. Dù vậy, cách nay hai năm, giống lúa lai Arize B-TE1 vẫn được đưa vào thử nghiệm ở ĐBSCL.
Kiên trì thâm nhập
Đơn vị đưa vào thử nghiệm giống lúa lai nói trên là Công ty Bayer CropScience Việt Nam, một công ty con của công ty đa quốc gia Bayer CropScience. Năm 2004, công ty này bắt đầu đưa vào thử nghiệm giống lúa lai Arize B-TE 1 (gọi tắt là Arize) do tập đoàn mẹ là Bayer CropScience lai tạo ở Ấn Độ. Những chuyên gia nông nghiệp trong nước khi thấy công ty đưa lúa lai vào Việt Nam nhưng lại chọn vựa lúa ĐBSCL để trình diễn và khảo nghiệm, đã cho rằng khó lòng thành công. Sở dĩ các chuyên gia trong nước có suy nghĩ như vậy vì hơn 10 năm qua, hạt giống lúa lai của Trung Quốc, nơi “ông tổ” của ngành sản xuất lúa lai, đã thâm nhập các tỉnh miền Bắc và lan xuống miền Trung với diện tích hơn nửa triệu héc ta nhưng thất bại khi xuống miền Tây. Viện phó Viện lúa ĐBSCL, tiến sĩ Dương Văn Chín, cho rằng diện tích đất trồng lúa ở miền Bắc manh mún, diện tích đất lúa bình quân đầu người lại thấp nên cây lúa lai có năng suất cao hơn lúa thường 15-35% khi đưa vào miền Bắc, đã đuợc nông dân hưởng ứng. Còn ở ĐBSCL, đất đai rộng, màu mỡ, năng suất lúa cao, nên nông dân có tập quán lựa chọn giống lúa có chất lượng cao để trồng chứ không quan tâm quá nhiều tới năng suất như nông dân miền Bắc. Vậy mà Bayer CropScience Việt Nam vẫn chọn ĐBSCL. Vụ thu đông 2005, Arize được khảo nghiệm quy mô nhỏ ở ba tỉnh Sóc Trăng, Long An và Tiền Giang với năng suất cao hơn lúa thường bình quân 34%. Vụ đông xuân 2005-2006, Arize được khảo nghiệm mở rộng ra ở sáu tỉnh với năng suất cao hơn lúa thường 31%. Đến vụ đông xuân 2006-2007, Arize được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép sản xuất thử ở quy mô lớn hơn, với 600 héc ta của hơn 1.000 hộ nông dân ở 13 tỉnh ĐBSCL; năng suất thu hoạch đạt bình quân 7-10 tấn/héc ta, cá biệt có nơi 11-12 tấn/héc ta, cao hơn lúa thường bình quân 30%.
Diện tích đất lúa giảm, lúa lai gặp thời
Sau thời gian khảo nghiệm và sản xuất thử, giữa năm ngoái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận là giống lúa quốc gia trên phạm vi toàn quốc và là một tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. "Lúa lai Arize đã phá vỡ thành kiến của nông dân miền Tây nhờ năng suất cao, gạo lại ngon cơm, hạt dài, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”, tiến sĩ Dương Văn Chín nói. Ông Chín cũng cũng cho rằng cây lúa lai đang gặp thời, vì bây giờ diện tích đất lúa đang giảm, an ninh lương thực quốc gia đặt lên hàng đầu trong nông nghiệp. Trong bối cảnh này, cây lúa thường khó tăng năng suất lên nữa, còn lúa lai thì năng suất lại cao. Tiến sĩ Mai Thành Phụng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết năng suất lúa lai Arize vượt lúa thường hơn 20% là đã quá thành công, hơn nữa, cơm thơm nhẹ, gạo mềm, dẻo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là yếu tố giúp lúa lai Arize có chỗ đứng. Từ vài trăm héc ta ban đầu, đến vụ đông xuân 2007-2008 vừa kết thúc, đã có hơn 1.000 tấn lúa giống Arize nhập khẩu vào Việt Nam cung ứng cho bà con ĐBSCL, tức 35.000 - 40.000 héc ta đất gieo trồng bằng giống Arize. Ông Phạn Văn Thuận, Giám đốc kinh doanh khu vực ĐBSCL của Bayer CropScience Việt Nam, cho biết có khả năng, trong các vụ tới, diện tích gieo cấy lúa Arize có thể lên tới 65.000 héc ta. Ông Nguyễn Quốc Lý, Giám đốc Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia, nói: “Nhìn sản lượng lúa giống Arize nhập vào Việt Nam qua kiểm tra của trung tâm chúng tôi chỉ trong 2 năm qua, chúng tôi khẳng định nông dân trong nước đã đón nhận giống lúa mới này”. Tiến sĩ Joachim Schneider, Giám đốc toàn cầu ngành hạt giống của Bayer CropScience, trong cuộc gặp gỡ các ngành và giới khoa học nông nghiệp vào sáng 11-6 tại TPHCM, nhân chuyến thăm Việt Nam của ông, đã khẳng định trong vòng 4 năm tới, Bayer CropScience sẽ đầu tư vào Việt Nam 5 triệu euro để sản xuất hạt giống. Còn trong vòng 10 năm tới, toàn bộ lúa lai Arize cung cấp cho thị trường Việt Nam sẽ được lai tạo tại Việt Nam.
Vì sao không nên dùng lúa lai thịt làm giống?Theo các nhà khoa học, sự khác biệt lớn nhất giữa lúa thường và lúa lai là nông dân không thể dùng lúa lai thịt để làm giống như lúa thường. Do thế hệ F1 của lúa lai bị phân ly nên ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Tại cuộc gặp, các nhà khoa học trong nước cho rằng thế giới hiện đang khủng hoảng lương thực, còn tại Việt Nam, quỹ đất trồng lúa đang giảm dần nên việc lựa chọn và trồng lúa lai là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết giá lúa giống Arize tại thị trường Việt Nam hiện nay 40.000 - 48.000 đồng/kg, nên dù chỉ gieo cấy 35 - 50 kg lúa giống/héc ta, thấp hơn nhiều so lúa thường 80 - 200 kg giống/héc ta thì chi phí mà nông dân bỏ ra mua giống vẫn cao hơn. Hiện nay, lúa giống thông thường có giá bán trên thị trường khoảng 7.000 - 10.000 đồng/kg. “Bayer CropScience nên hợp tác với các trại sản xuất lúa giống ở An Giang để sản xuất Arize tại Việt Nam nhằm giảm giá thành”, tiến sĩ Chín gợi ý. Ông Schneider cho biết, hiện tại công ty của ông đã nghiên cứu việc sản xuất lúa giống Arize tại Việt Nam và đã sản xuất thử ở một số nơi. Các nhà khoa học còn cho rằng, trong thời gian tới, diện tích lúa lai ở ĐBSCL còn tăng mạnh do nhiều vùng đất lúa ven biển trước đây là đất lúa, nông dân đưa nước mặn vào để nuôi tôm, nay thất bại nên nhiều nơi nông dân chuyển qua trồng lúa trở lại, nhưng do đất đã nhiệm mặn, khó có giống lúa nào chịu đựng được, ngoại trừ lúa lai. Ngoài ưu điểm năng suất cao, giúp gia tăng nhanh sản lượng lương thực cho các nước nghèo, lúa lai còn có ưu điểm dễ trồng, kháng bệnh và thích nghi với các vùng đất xấu, nhiễm phèn, nhiễm mặn.
(Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Liên hệ với người đăng tin này:
An Thu Hằng -
anthuhang@agro.gov.vn
Các Tin Khác
Đã xuất khẩu hơn 2,1 triệu tấn gạo
14 | 06 | 2008
Giá gạo xuất khẩu đứng ở mức cao
13 | 06 | 2008
Tháng 4/2008: Xuất khẩu gạo tăng mạnh
12 | 06 | 2008
Gạo chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp
12 | 06 | 2008
Thị trường gạo thế giới tuần 2-6/6: tăng mạnh vào cuối tuần
10 | 06 | 2008
Giá gạo thế giới giảm nhanh
09 | 06 | 2008
Thành lập quỹ gạo quốc gia để bình ổn thị trường
08 | 06 | 2008
Giải bài toán lương thực năm 2008
08 | 06 | 2008
Gạo được mùa, xuất khẩu có thể đạt 4,5 triệu tấn
07 | 06 | 2008
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam 4 tháng năm 2008
06 | 06 | 2008
Tin Liên Quan
Khi nông dân miền Tây trồng lúa lai
6/13/2008 12:00:00 AM
Chọn 9 nhóm hàng để phát triển nông nghiệp
9/27/2008 12:00:00 AM
Tìm giải pháp “chi viện” giống lúa cho miền Bắc
4/21/2008 12:00:00 AM
Giá nông sản tăng mạnh do hạn hán tại Mỹ tháng 7
8/27/2011 12:00:00 AM
Vì sao giá gạo cao, giá lúa thấp?
6/16/2008 12:00:00 AM
Tin vui từ các cánh đồng lúa xuân 2008
3/18/2008 12:00:00 AM
Xây dựng đề án an ninh lương thực quốc gia đến 2020
10/16/2008 12:00:00 AM
Giống lúa đã "hạ sốt"
6/15/2008 12:00:00 AM
ST5 - “Hoa hậu” miền đất mặn
3/30/2009 12:00:00 AM
Công bố 9 nhóm hàng nông sản chủ lực đến 2020
9/25/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn