Hiện tượng La Nina gây khô hạn tại vùng đông Phi, đang thay thế hiện tượng El – Nino gây mưa đã mang tới những cơn mưa lớn từ tháng 10 – 12 và thúc đẩy sản lượng chè tại vùng đồng bằng trung tâm và Rift tăng hơn 30% trong 8 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái.
La Nina có thể làm giảm lượng mưa trong 3 tháng cuối năm 2016 và làm lá trà khô rụng, theo ông Johnson Irungu, người đứng đầu lĩnh vực trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp Kenya cho biết. Sản lượng giảm sau đợt thu hoạch bội thu trong quý 1, và sản lượng cả năm có thể thấp hơn mục tiêu của chính phủ khoảng 500.000 tấn.
Hạn hán tại nền kinh tế lớn nhất đông Phi này phụ thuộc vào xuất khẩu chè là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất sau kiều hối, nghĩa là 1,3 triệu người tại gần một nửa 47 tỉnh lị của Kenya đang đối diện với bất ổn lương thực. Mặc dù nông dân sử dụng hệ thống thủy lợi trong mùa khô, các đập và các nguồn nước khác đang cạn khô, khiến nông dân quy mô nhỏ lo lắng. Nông dân quy mô nhỏ chiếm 60% tổng sản lượng chè Thái Lan.
Kenya là nước trồng chè lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, xuất khẩu 95% sản lượng chè thu hoạch được, và là nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Năm 2015, quốc gia đông Phi này sản xuất 399.500 tấn chè và giá trị xuất khẩu đạt 1,24 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2016, nước này thu hoạch được 308.100 tấn chè.
Giá chè trung bình tại châu Phi đã giảm 16% trong năm nay xuống còn 2,29 USD/kg trong phiên đấu giá tuần mới nhất tại Mombasa.
Đợt đình công kéo dài hai tuần của những người thu hái chè vào cuối tháng 6 cũng làm giảm sản lượng chè năm 2016, theo Hiệp hội các nhà giao dịch chè miền đông Phi cho biết. Công nhân yêu cầu được tăng lượng 30% nhưng chưa có thỏa thuận dài hạn nào được đưa ra.
Sản xuất cà phê của Kenya cũng bị thiệt hại do hạn hán. Xuất khẩu cà phê của Kenya đã tăng 15% lên 44.000 tấn trong 12 tháng kết thúc vào tháng 9.
Theo Bloomberg