Theo ngành chè miền Bắc Ấn Độ, chi phí sản xuất chè orthodox cao hơn 13% so với chè CTC. Sản xuất chè orthodox, so với chè CTC, yêu cầu nhiều lao động hơn do quá trình lựa và hái chè yêu cầu cao hơn. Hiệp hội chè Ấn Độ (ITA) cho biết chi phí lao động, chiếm 60% tổng chi phí sản xuất chè, đã tăng mạnh trong 10 năm qua, trong khi tổng chi phí sản xuất chỉ tăng 10% /năm.
Chi phí sản xuất chè CTC chất lượng cao đạt trung bình 185 Rupee/kg, trog nkhi chi phí sản xuất loại chè orthodox chất lượng thấp đã là khoảng 210 Rupee/kg.
Theo chủ tịch ITA Azam Monem, tăng trợ cấp sẽ không chỉ giúp nông dân giảm gánh nặng chi phí mà còn thúc đẩy người sản xuất chè CTC chuyển đổi sang chè orthodox. 5 năm trước đây, mức trợ cấp chuyển đổi cho nông dân sản xuất chè CTC sang orthodox là 14 – 15 Rupee/kg, nay đã tăng lên 20 – 30 Rupee/kg.
Ông Monem cho biết nếu Hội đồng chè, nằm dưới sự quản lý của Liên đoàn Bộ Thương mại, đồng thuận tăng trợ cấp thì sản lượng chè orthodox hàng năm sẽ đạt 100.000 tấn, từ mức 85.000 tấn hiện tại.
ITA đã đệ trình đề xuất trợ cấp lên cả Hội đồng chè và Liên đoàn Bộ Thương mại, trong khi Hội đồng chè đã chỉ định Viện kế hoạch và quản lý Ấn Độ nghiên cứu về nhu cầu của loại chè này.
Hội đồn chè cũng khuyến khích sản xuất chè orthodox do loại chè này có giá cao trên thị trường toàn cầu đặc biệt là tại Nga và Tây Á, là những thị trường chính cho toàn bộ ngành chè Ấn Độ.
Hơn nữa, để bán chè orthodox với mức giá tốt hơn, Hội đồng chè đã giới thiệu mã chỉ dẫn địa lỹ cho các vườn chè tại Assam và Niligiris. Theo các nguồn tin trong ngày, trong tổng sản lượng 80.000 tấn chè orthodox sản xuát nội địa, 5% được tiêu dùng tại thị trường nội địa và phần còn lại được xuất khẩu.
Theo giám đốc điều hành C S Bedi tại Rossell Tea, một nhà xuất khẩu chè orthodox lớn, trong khi giá chè CTC dao động từ 2,5 USD/kg trên thị trường toàn cầu, thì chè orthodox có giá 3,5 USD/kg. Năm 2015, Ấn Độ xuất khẩu 74.000 tấn chè orthodox, thu về 259 triệu USD, trong tổng giá trị thương mại chè orthodox toàn cầu đạt 678,78 triệu USD.