Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Suy thoái kinh tế sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mậu dịch chè thế giới
13 | 04 | 2009
Kinh tế suy thoái đang tác động tới hầu khắp mọi lĩnh vực kinh tế, nhưng dường như không ảnh hưởng mấy tới thị trường chè.

Tại Hội nghị Chè Quốc tế vừa diễn ra tại Ấn Độ vào trung tuần tháng 2, các đại biểu tham dự đều có chung nhận định rằng thị trường chè đang tỏ ra miễn nhiễm trước khủng hoảng kinh tế lần này. Tiêu thụ chè thế giới đang tăng ở một số nơi trên thế giới, và suy thoái kinh tế hình như có lợi cho mặt hàng chè.

Chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ, Joseph P. Simrany, cho biết mặc dù điều  kiện kinh tế Mỹ sa sút, tiêu thụ chè không hề giảm sút. Dự báo trị giá thị trường chè Mỹ sẽ tăng từ 7 tỷ USD năm 2008 lên 15 tỷ USD năm 2012, trong đó chè xanh sẽ tăng mạnh hơn chè đen, sau khi đã tăng trên 200% trong hơn 10 năm qua.

Alexy Shvestov, đại biểu đến từ công ty Ormi Trade của Nga cho biết tại thị trường Nga, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dần từ các loại chè đắt tiền sang các loại rẻ tiền hơn. Trước đây, người Nga thích dùng các loại chè Orthodox song nay lại thường mua loại CTC. Cũng bởi kinh tế khó khăn, chè trở thành đồ uống được ưa chuộng hơn so với nhiều loại khác, do vậy nhập khẩu chè vào Nga chắc chắn sẽ tăng khoảng 5% trong năm nay, lên tới 185.000 – 187.600 tấn, so với 178.000 tấn năm 2008. Nga phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu chè. Sri Lanka và Ấn Độ là hai nhà cung chấp chè lớn nhất cho thị trường Nga. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, nhập khẩu từ Sri Lanka giảm 5% xuống 65.000 tấn do giá cao, còn nhập từ Ấn Độ lại tăng 4% lên 45.200 tấn. Dự báo lượng nhập từ hai nước này năm nay sẽ ngang bằng nhau. Những nước khác cung cấp chè cho Nga là Trung Quốc và Indonexia. Hai nước này cũng có cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường Nga.

Chè cũng đã trở thành thứ đồ uống quan trọng ở Ai Cập, với mức tiêu thụ trung bình người đạt                800 –...        gr mỗi năm, tương đương 75.000 – 78.000 tấn trên toàn quốc. Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã ra quyết định thành lập trung tâm mậu dịch chè ở Cairo. Tại nước này, lĩnh vực tư nhân có vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu chè, bởi họ nhập khẩu gần 55.000 tấn mỗi năm, trong khi chính phủ chỉ nhập khẩu khoảng 20.000 – 25.000 tấn.

Tại Anh, tiêu thụ chè gần đây tăng nhanh do 3 yếu tố: giá bán lẻ tương đối rẻ so với các đồ uống khác, mức tiêu thụ chè tại gia đình cao, và uống trà mỗi ngày đem lại cho con người sự sảng khoái.

Đặc biệt, những thị trường đông dân và có tỷ lệ tăng dân số cao như Indonexia và Trung Quốc đang là điểm đặc biệt thu hút các nhà sản xuất và kinh doanh chè.

Các nước xuất khẩu chè đang rất kỳ vọng vào cơ hội vàng này, khi mà nhu cầu tiêu thụ chè trên toàn cầu có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những nước sản xuất chè chất lượng trung bình.

Trước đây, Ấn Độ không bán chè ở Ai Cập bởi thuế nhập khẩu cao từ các nước ngoài COMESA (Thị trường chung Đông và Nam Phi). Thuế này cho phéo Kenya thống trị thị trường xuất khẩu chè vào Ai Cập, bởi nhập từ Ấn Độ và Sri Lanka phải trả thuế 30%, trong khi từ Kenya được miễn thuế. Tuy  nhiên, chính phủ Ai Cập đã giảm thuế xuống mức 5% vào năm 2007, và sau đó giảm tiếp xuống chỉ 2%. Và chè Ấn Độ đã trở thành đồ uống quan trọng ở Ai Cập. Theo ông Shawaky Olama, phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu El Nasr và đồng thời là thành viên của Uỷ ban Chè Kenya dự báo xuất khẩu của Ấn Độ sang Ai Cập năm nay chắc chắn sẽ tăng trên 50% đạt 20 triệu kg. Ông cho biết năm 2008, Ai Cập đã nhập khẩu 12 triệu kg chè Ấn Độ, so với chỉ 6 triệu kg năm trước đó. Năm 2005 Ấn Độ  mới chỉ xuất khẩu 0,37 triệu kg chè sang Ai Cập, sau đó tăng nhanh chóng lên 2,7 triệu kg vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức hiện nay.



Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường