Mục tiêu của Dự án là phát triển công nghệ, kỹ năng và các hệ thống sản xuất chè sạch, có thể về lâu dài sẽ giúp các nhà sản xuất chè Ấn Độ thâm nhập vào các thị trường châu âu đòi hỏi chất lượng cao, đạt được lợi nhuận lớn hơn. Hiện tại, sản lượng chè sạch của thế giới đạt 20 triệu kg.
Dự tính chi phí cho dự án trong 3 năm vào khoảng 4.1 triệu USD, trong đó nguồn hỗ trợ tài chính từ CFC là 1.6 triệu USD, 0.6 triệu USD là tài trợ và 0.9 triệu USD là khoản cho vay. Phần vốn còn lại khoảng 60% sẽ từ Hiệp hội các nhà sản xuất chè Ấn Độ.
Dự án này bao gồm ba hạng mục, Hiệp hội các nhà sản xuất chè Ấn Độ sẽ tham gia đầu tư cho các trang trại trồng loại chè này. 100 hecta sẽ được trồng tại ba vùng chuyên canh chè nổi tiếng của ấn Độ là vùng Coimbatore thuộc Tamil Nadu, vùng Darjeeling ở West Bengal và vùng Upper Assam. Mỗi vùng trồng chè trên sẽ được gắn liền với các trung tâm nghiên cứu trong suốt quá trình triển khai dự án. Các trung tâm nghiên cứu đó là: Hiệp hội các nhà nghiên cứu chè Tocklai, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè Darjeeling Kurseong và Hiệp hội cây trồng ở phía Nam Ấn (Valparai).
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất chè Ấn Độ Basudeb Banerjee cho biết: "Hiệp hội sẽ phối hợp với các đơn vị nghiên cứu để thực hiện dự án này. Mọi công việc sẽ chịu sự hướng dẫn của Liên đoàn Quốc tế phong trào Nông nghiệp sạch (IFOAM) và của Cơ quan liên chính phủ thuộc FAO.
Mr Banerjee cho biết thêm rằng hàm lượng giá trị tối đa trong chè là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất chè xuất khẩu. Hiện nay, các nhà khoa học cũng như những người trồng chè đang tiến hành thử nghiệm các quy trình trồng chè phù hợp với mục tiêu của dự án